Bật mí bí mật về Tây Tạng, vùng đất huyền bí của Trung Quốc

Được ví như nóc nhà của thế giới, Tây Tạng, vùng đất nằm trên dãy Hymalaya luôn là điểm đến đầy sức hấp dẫn với những ai yêu du lịch, trải nghiệm và khám phá. Tây Tạng, quê hường của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của phật giáo Mật Tông và những bí ẩn về truyền thuyết tái sinh huyền bí luôn là lý do khiến bất cứ ai cũng muốn đến đây một lần trong đời.

Những bật mí dưới đây về Tây Tạng sẽ khiến cho bạn phải vỡ oà lên ngạc nhiên vì vùng đất được xem là ẩn chứa những bí mật bất tận.

Tây Tạng là một điểm đến không an toàn

Trong suy nghĩ của nhiều người, Tây Tạng không an toàn. Nhưng có một thực tế ít ai biết rằng, đây là một vùng đất có độ an toàn rất cao. Thậm chí ban đêm đi ngủ không cần đóng cửa, ra đường đánh rơi đồ không ai nhặt mất. Đơn giản vì ở đây, toàn bộ người dân đều là tín đồ Phật Giáo nên rất thân thiện và hiền lành.

Da đỏ

Tia tử ngoại ở Tây Tạng rất mạnh, những người hay làm việc ở ngoài trời có màu da đỏ đậm hơn thông thường. Thêm một thực tế nữa, người Tây Tạng nhiều đời sinh sống trên cao nguyên, tình trạng thiếu oxy là nguyên nhân làm cho cơ thể họ, những nơi có huyết quản mỏng xảy ra hiện tượng giãn nở cục bộ, đây là nguyên nhân chính khiến da của một số bộ phận trên cơ thể họ như má, môi, giác mạc có màu đỏ hơn người bình thường.

Sờ đầu

Trong giao tiếp của người Tây Tạng, sờ đầu một hành động cấm kỵ, trừ phi bạn là Latma, Phật sống, người thân hoặc bạn bè thân thiết, đối với trẻ con cũng tuyệt đối không được. Vì người Tây Tạng quan niệm rằng, sờ đầu là một động tác của thần thánh.

Hành động ra dấu bằng ngón giữa

Suy nghĩ của người ngoài: Ra dấu bằng ngón giữa có ý chửi mắng. Thực tế: Ở Tây Tạng, khi nhận xét về người hoặc vật, 5 ngón tay của họ có ý nghĩa biểu đạt thế này: + Xếp thứ nhất: Giơ ngón tay cái, động tác này giống với hầu hết các nước trên thế giới. + Xếp thứ nhì: Ngón cái và ngón trỏ chụm đầu vào nhau, tuy nhiên động tác này ít được dùng hơn. + Xếp thứ ba (tức là bình thường): Giơ ngón giữa, động tác này làm rất nhiều du khách hiểu lầm là chửi mắng họ, nhưng người Tây Tạng khi làm động tác này chỉ đơn thuần là một sự đánh giá, không có ý gì khác. + Xếp thứ tư: Giơ ngón áp út, khi người Tây Tạng làm động tác này thì đánh giá của họ là tạm chấp nhận được, không đến nỗi nào. Động tác này cũng ít được làm hơn các động tác khác. + Xếp thứ năm: Giơ ngón út, có nghĩa là kém. Còn nếu bạn bị họ nhận xét bằng dấu hiệu ngón cái và ngón út chụm đầu vào nhau, thì bạn nên xem lại mình một chút, bởi đây là cách họ biểu đạt việc bạn đang làm còn kém hơn cả kém.

Nhiệt độ vào mùa đông

Qua những hình ảnh quảng bá về du lịch, các bạn đều hình dung về Tây Tạng là một vùng đất núi tuyết bao phủ quanh năm, nên mặc định rằng mùa đông nơi đây lạnh đến cực độ. Trên thực tế, do không khí loãng, nên ánh nắng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong ngày ở Tây Tạng đều không khác gì những nơi khác. Và mùa đông cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, du khách đến đây cần lưu ý, cũng chính vì không khí loãng, nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau rất cao. Vì vậy, không nên xem thường mùa đông ở Tây Tạng.

Người ta thường nghĩ người dân Tây Tạng rất nghèo

Thực tế: Tuy một số vùng sâu, xa của Tây Tạng vẫn còn nghèo, nhưng những nơi như Lhasa hay Nyingchi, người dân có vẻ không hề thiếu tiền. Trong bảng xếp hạng lương bình quân các thành phố ở Trung Quốc năm 2014, Lhasa có mức lương cao hơn cả Bắc Kinh, Thượng Hải!

Hành động ngửa tay

Động tác này không có nghĩa là ăn xin, đây là động tác có liên quan đến văn hoá của người Tây Tạng. Đến nhà chơi, họ rót nước mời, khi bạn ngửa tay có nghĩa là "Tôi đã đủ, không cần rót thêm nữa". Đối với các hoạt động tổ chức trong chùa, khi Phật sống hay Khenpo làm động tác này, có nghĩa là kết thúc, bạn có thể ra về, hoặc chuẩn bị bắt đầu hoạt động tiếp theo. Còn nữa, một tay ngửa và hai tay ngửa ý nghĩa cũng khác nhau. Thường thì hai tay ngửa biểu đạt sự tôn trọng người khác, có khi là "Tạm biệt, chúc bạn may mắn", hoặc "Mời ngồi", "Mời dùng trà",...

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới