Check in Tây Yên Tử - Kỳ bí vùng đất thiêng

Miền Bắc là khu vực có hàng loạt điểm check in mang màu sắc cổ kính rất độc đáo, thu hút du khách gần xa. Và check in Tây Yên Tử - Kỳ bí vùng đất thiêng là một cái tên không thể không nhắc đến, với mệnh danh góc trời Trung Hoa đẹp nhất nhì khu vực này.


Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử là hệ thống di tích nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Bao gồm các chùa tháp, rừng liên quan đến sự hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm. Vì vậy, chẳng phải tự nhiên mà người ta gọi Tây Yên Tử là vùng đất thiêng.

Nếu Đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu giữ xá lị của Vua, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương phật pháp của Ngài. Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử bao gồm 9 cụm di tích: Khu Đồng Thông, Rừng Khe Gỗ, Chùa Am Vãi, Hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn, Suối Mỡ, Suối Nước Vàng, Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng.

Khung cảnh thiên nhiên Tây Yên Tử

Không chỉ có những công trình kiến trúc đặc biệt mới làm khung cảnh nơi đây xinh đẹp đến thế. Mà cả những cảnh thiên nhiên vô cùng chân thật và thuần túy cũng góp phần điểm tô vào nét đẹp ấy. Thật vậy, đến với Tây Yên Tử cũng như được về với thiên nhiên, hòa mình trong bầu không khí trong lành và cảm nhận từng nhịp sống vừa nguyên sinh nhưng cũng rất thú vị và đầy bí ẩn. Những ngày đầu xuân cũng là lúc Tây Yên Tử đẹp nhất, các công trình mờ ảo như Quảng trường trung tâm, chùa Hạ, chùa Thượng… thấp thoáng từ xa ẩn hiện sau làn sương dày đặc. Thế nên, ai nấy khi đến check in Tây Yên Tử - Kỳ bí vùng đất thiêng đều phải ngỡ ngàng vì như thể họ đang lạc bước tới Trung Quốc vậy.

Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

Với tổng diện tích 13,8 ha, Tây Yên Tử được chia thành 4 cụm độc lập bao gồm: Chùa Trình, Chùa Hạ (chùa Phật Quang), Chùa Trung, Chùa Thượng (chùa Kim Quy). Đặc biệt, có rất nhiều công trình liên quan tới sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở sườn phía Tây Yên Tử như: chùa Am Vãi, chùa Vĩnh Nghiêm, Hồ Bắc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh thái Đồng Thông. Các điểm chùa nơi đây có cao độ từ 145m đến điểm cao nhất là gần 1.000m. Chúng kết nối đồng bộ với nhau từ chùa Đồng, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) cùng với hệ thống hạ tầng kĩ thuật, các công trình dịch vụ, hệ thống giao thông, cáp treo...

Hệ thống cáp treo Tây Yên Tử

Hệ thống cáp treo Tây Yên Tử đã được xây dựng từ năm 2013 và chính thức được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2019 vừa qua. Thế nên du khách đến check in Tây Yên Tử - Kỳ bí vùng đất thiêng có thể dễ dàng tham quan hơn. Trải qua hơn 3 năm triển khai xây dựng và phát triển, khu danh thắng đã sớm trở thành khu văn hóa tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, một địa điểm tâm linh, tham quan, cúng bái của du khách thập phương.

Cách di chuyển đến Tây Yên Tử

Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, nằm cách Hà Nội khoảng 130km. Khách du lịch từ Hà Nội hoàn toàn có thể di chuyển tự túc bằng xe máy để đến đây. Từ Hà Nội, bạn có thể đi thẳng theo QL1 đến BigC thành phố Bắc Giang rồi rẽ phải vào đường Tây Yên Tử. Tiếp đó cứ chạy thẳng và để ý những biển chỉ dẫn ven đường là được. Đường từ Tp.Bắc Giang vào đến Tây Yên Tử rất rộng và ít xe, nên bạn có thể chạy thoải mái, hơn nữa bạn còn được ngắm phong cảnh 2 bên đường từ huyện Lục Ngạn cũng rất đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt xe khách đến Tây Yên Tử tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát hoặc Nước Ngầm để đến thành phố Bắc Giang. Sau đó, bắt xe bus 07 từ trung tâm thành phố đến khu danh thắng Yên Tử.

Nguồn: Tổng hợp.

Bài khác

Bài viết mới