Đi tìm sự khác biệt trong phong vị ẩm thực Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực Việt Nam là sự pha trộn tinh tế giữa các loại gia vị khác nhau để tạo nên các món ăn phong phú, có thể chiều lòng cả những thực khách khó tính nhất. Do sự chia cắt địa hình nên ẩm thực Việt Nam cũng mang phong vị rất riêng theo từng miền Bắc-Trung-Nam. Vậy phong vị ẩm thực Bắc-Trung-Nam có gì khác biệt?

Khẳng định điều đó, nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới đã công nhận rằng ẩm thực Việt Nam rất đặc trưng và rất độc đáo. Các món ăn Việt Nam không có quá nhiều thịt hay nhiều dầu mỡ như đồ của phương Tây hay các món người Hoa mà chủ yếu là rau – củ - quả khá thanh đạm. Đặc biệt không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt khắp 3 miền là luôn có sự hiện diện của những hạt cơm.

Nét tương đồng trong mâm cơm của người Việt 3 miền Bắc-Trung-Nam

Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi trưa và buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ. Bữa ăn chính của người Việt dùng lương thực chính là cơm và từ ba đến năm món ăn tùy điều kiện kinh tế mỗi gia đình. • Một nồi cơm chung cho cả gia đình. • Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm hoặc xì dầu). • Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá. • Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối. Tuy nhiên, khẩu vị của mỗi miền lại mang một nét đặc trưng rất riêng:

Món ngon miền Trung qua các tỉnh thành

Ảnh: @Trang Nhim • Được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung, ẩm thực Huế thanh lịch và hài hòa. Người Huế sành điệu trong cách ăn uống, thể hiện rõ nét trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến, trang trí và cả thưởng thức. Mỗi món ăn đều nâng lên thành một tác phẩm nghệ thuật quyến rũ. • Ẩm thực Quảng Nam gây nức lòng với món Gà vườn thơm thảo đất Tam Kỳ hay món Cao lầu Phố Hội, mì Quảng đậm đà hay món cơm hến cay xé lòng… Nét thanh tao và mộc mạc của ẩm thực xứ Quảng đủ sức níu chân bất kỳ ai mỗi khi đặt chân đến đây. • Ẩm thực Đà Nẵng hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực của cả mảnh đất miền Trung, Đà Nẵng như một miền Trung thu nhỏ với muôn vàn món ăn ngon, đặc sắc, có ẩm thực sang trọng cũng có ẩm thực bình dân, đường phố.

Các món ăn thường gặp trong bữa cơm miền Bắc

Các món ăn trong bữa cơm miền Bắc thường rất đơn giản, dân dã với các món canh rau có thể trồng tại nhà. Món mặn thì đa số là các loại thủy sản nước ngọt như tôm, cá… Với các món ăn thường gặp như: thịt luộc cà pháo mắm tôm, cá kho tộ, canh cua đồng nấu rau đay, canh hến nấu riêu, gà ta luộc lá chanh, thịt rang cháy cạnh…

Ẩm thực miền Bắc: tinh tế và thanh lịch

Người miền Bắc luôn chuộng món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và một chút chua của trái sấu, trái me. Các gia vị được tiết chế vừa phải, có sự tương hỗ với nhau. Họ tập trung vào các loại gia vị như ớt, sả, hạt tiêu nhưng không quá cay nên các món ăn miền Bắc luôn có hương vị rất tự nhiên. Đại diện cho phong vị ẩm thực miền Bắc là ẩm thực Hà Nội. Sức hấp dẫn của văn hóa ẩm thực Hà Nội không chỉ ở hương vị, màu sắc món ăn mà còn từ tri thức, kỹ thuật, bí quyết nhà nghề và những câu chuyện xung quanh thể hiện bề dày lịch sử văn hóa. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi của di sản ẩm thực ấy góp phần khẳng định bản sắc Hà Nội trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Ẩm thực miền Nam: ngọt ngào và tiếp biến

Mặc dù không tinh tế như ẩm thực hoàng gia của miền Trung, sự thanh lịch và lâu đời như ẩm thực miền Bắc, đổi lại miền Nam được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều sản vật đa dạng, phong phú nên ẩm thực miền Nam mang nét phóng khoáng và hoang dã như tính cách hào phóng của con người miền sông nước phương Nam. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, mà ẩm thực miền Nam không chỉ tiếp thu tinh hoa của ẩm thực Việt Nam mà còn chịu ảnh hưởng của các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia… Khác biệt với 2 nền ẩm thực trên, các món ăn miền Nam thường có vị khá đậm đà. Điểm nổi bật trong khẩu vị của người miền Nam không chỉ có vị ngọt và béo, mà khi ăn chua họ cũng nêm gia vị chua đến nhăn mặt, còn đắng thì đắng như mật. Thậm chí món ăn cũng phải nóng đến “vừa thổi vừa ăn”. Bên cạnh khẩu vị đặc biệt, ẩm thực miền Nam còn mang trong mình những nét đặc trưng hoang dã thừa kế từ tổ tiên ngày xưa trong quá trình khai khẩn đất hoang. Khi bắt được con gì họ có thể chế biến và ăn ngay tại chỗ. Qua thời gian, những nét dân dã này trở thành những đặc trưng vô cùng thú vị của ẩm thực miền Nam.

Cá lóc nướng trui – món ngon đặc trưng cho sự mộc mạc của nền ẩm thực miền Nam

Nếu mùa nước nổi nức tiếng với những món ăn đặc sản từ cá linh, cua đồng, bông điên điển, bông súng, thì ẩm thực vào mùa gặt ở miền Nam không thể không nhắc đến chuột đồng nướng lu, cá trê nướng rơm, cá lóc nướng trui… Cá bắt được đem nướng trui tại chỗ, ăn cùng với các loại rau dại có sẵn và dễ tìm như điên điển, bông súng, đọt sen… Khi cá chín chỉ cần tách lớp vẩy bên ngoài, cuốn cá với đọt sen tươi chấm với nước mắm me chua ngọt cũng đủ làm người ăn phải vương vấn hoài. Người miền Nam cũng rất tự nhiên trong việc thưởng thức món ăn. Họ có thể dọn cơm và ăn ngay trên sàn nhà. Tuy nhiên họ vẫn bày biện mâm cơm ở nơi trang trọng mỗi khi có khách đến nhà chơi, nhằm thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.

Ẩm thực miền Trung: phong phú về hương vị

Ẩm thực miền Trung rất phong phú và có hương vị đặc trưng. Miền Trung nước ta không được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu hay địa hình tốt. Nhưng chính vì thế mà con người miền Trung tần tảo biết trân quý từng nguyên liệu, sản vật. Thế giới ẩm thực ở miền Trung không phải là đa dạng nhất nhưng chắc chắn có chiều sâu riêng. Ẩm thực miền Trung khoác lên mình nét thanh tao, sang trọng nhưng vẫn thoảng chút mộc mạc gần gũi. Để nói về ẩm thực miền Trung, chúng ta có thể phân biệt thành hai loại hình ẩm thực chính. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính chất Cung đình, nặng về lễ nghi truyền thống thì còn có lối ẩm thực rất dung dị và mộc mạc. Người miền Trung rất thích vị cay, mặn. Màu sắc món ăn được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi bật nhất phải kể đến Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới