Những loại trái cây nổi tiếng miền Tây thơm ngon hấp dẫn

Thiên nhiên ưu đãi cho Đồng Bằng Sông Cửu Long phù sa bồi đắp cho miệt vườn ngày thêm xanh tươi, trù phú. Đặc ân quý giá đó đã tạo cho cây trái vùng này có hương vị thơm ngon riêng biệt ít đâu sánh bằng. Cây trái miền Tây là một đề tài bất tận bởi vì sự phong phú và đa dạng của nhiều chủng loại. Cứ đặt chân lên mỗi tỉnh thành, bạn sẽ tha hồ thưởng thức những thức đặc sản thơm ngon hấp dẫn.

Trước khi nếm thử vị ngon ngọt của từng loại cây trái bạn đã cảm thấy khoan khoái dễ chịu với không khí trong lành, mát rượi, nụ cười tươi tắn của các cô thôn nữ da trắng mịn màng và duyên dáng. Cách mua bán hào phóng của nhà vườn sẽ làm bạn ngạc nhiên. Chủ nhà không ngần ngại đãi tặng bạn một bữa thoả thích bởi tấm lòng rộng mở, hiếu khách vốn có của người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ.

Dừa sáp Trà Vinh

Đây được xem là một loại trái cây độc nhất vô nhị ở miền Tây và trong cả nước, chỉ có thể trồng được ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Khi bổ ra bên trong phần cái và nước dừa sền sệt hoà lẫn với nhau. Người ta thường nạo lấy phần ruột trong trái dừa (có cả cái và nước) cho vào máy sinh tố, thêm chút đường, chút sữa và xay nhuyễn sau đó thêm nước đá và thưởng thức. Cây dừa sáp cũng giống như cây dừa bình thường khác nhưng khi cho trái, mỗi buồng dừa chỉ có từ 1 đến 2 trái dừa lên sáp và đặc ruột, những trái còn lại cũng như trái dừa bình thường.

Bình bát

Bình bát là loại cây hoang dã mọc nhiều ở miền quê Tây Nam bộ. Cũng vì địa hình, người dân nơi đây tận dụng thân cây để làm củi và làm cây chắn sóng, vỏ cây bình bát còn làm võng rất bền chắc mà ít người biết đến. Chỉ cần chặt những nhánh thẳng đem xuống sông ngâm nước cho lớp da bên ngoài nhũn, cạo bỏ lớp da mềm bên ngoài, lấy lớp da bên trong đem phơi khô, đánh tơi thành sợi đan thành những chiếc võng rất êm ái mà khó có loại dây nào sánh kịp. Còn trái bình bát chín là thứ quà vặt mà trẻ con rất ưa thích.

Dừa nước

Thức quả mang màu xanh nõn, da trơn bóng như thế từ lâu đã gắn bó với ẩm thực của người dân nơi đây. Hương vị đặc trưng nhất của bần là chua chua, bùi bùi độc đáo khác lạ. Đối với trẻ con, cứ mỗi khi buồn miệng thì hái xuống rồi chấm cùng muối ớt, mắm ruốc ăn chơi như một loại quà vặt. Cái giòn giòn, chua chát chan hòa trong mùi thơm, vị mặn nồng của mắm, muối thì còn gì bằng. Người ta thường dùng dừa nước như một món giải khát đầy hấp dẫn. Chỉ cần tách vỏ lấy phần cơm bên trong, sau đó cho thêm đá, một ít đường thốt nốt vào nữa. Khuấy đều lên thế là bạn đã có một ly dừa nước thơm ngon cho ngày nắng và lại vô cùng tốt cho sức khỏe.

Trái bần

Không biết bần đã có mặt từ bao đời và tại sao lại được đặt cho cái tên "thô kệch" như thế. Chỉ biết chúng là loại quả dại, thường xuất hiện ở vùng đồng Bằng Sông Cửu Long với hình dáng nhỏ nhắn đáng yêu. Trái bần có hình tròn dẹt tựa như bánh cam, phần đuôi nhọn và cuống có nhiều cánh tỉa ra như hình ngôi sao. Thức quả mang màu xanh nõn, da trơn bóng như thế từ lâu đã gắn bó với ẩm thực của người dân nơi đây. Hương vị đặc trưng nhất của bần là chua chua, bùi bùi độc đáo khác lạ. Đối với trẻ con, cứ mỗi khi buồn miệng thì hái xuống rồi chấm cùng muối ớt, mắm ruốc ăn chơi như một loại quà vặt. Cái giòn giòn, chua chát chan hòa trong mùi thơm, vị mặn nồng của mắm, muối thì còn gì bằng.

Thanh trà

Vẻ ngoài của thanh trà cũng đáng yêu như chính tên gọi. Với kích thước cỡ trứng gà non nhỏ gọn trong lòng bàn tay, phần thịt bên trong mọng nước tuy nhiên cơm lại không nhiều vì hạt to. Khi còn non, thanh trà có lớp vỏ xanh mướt nhưng đến độ chín cây thì dần chuyển sang màu vàng cùng với mùi thơm thoang thoảng tỏa ra khiến ai cũng ngất ngây. Không chỉ chiếm ưu thế về màu sắc, mùi thơm, hương vị của trái thanh trà còn khiến người ta phải mê mẩn. Khi chín phần cơm mềm mang đến vị chua ngọt đầy kích thích. Chẳng phải nồng nàn, bừng tỏa trong cổ họng mà thực khách cứ từ từ cảm nhận cái dịu nhẹ tinh tế đan xen vào nhau. Lớp cơm mọng nước đọng lại chút man mát thanh thanh nên ăn bao nhiêu cũng không hề ngấy.

Dừa xiêm - dừa lửa

Là giống dừa uống nước phổ biến thứ nhì ở đồng bằng sông Cửu Long. Dừa lửa hay còn gọi là dừa Xiêm đỏ hiện là một loại dừa Xiêm được người dân trồng dừa trên cả nước rất ưa chuộng do có ưu điểm rất sai trái, những trái dừa san sát nhau như sâu chuỗi, vị ngọt. Dừa được dùng để uống là chính. Thông thường người dân thường làm dừa tắc để uống, rau má dừa,… Mùa nắng nóng dừa đỏ rất được ưa chuộng.

Trái bồ quân, trái mận

Quả bồ quân có kích thước nhỏ như quả sung, quả mận. Khi còn xanh, trái có vị chát, sau đó nó ngả từ xanh sang vàng rồi sang màu đỏ tươi và cuối cùng là đỏ thẫm, tím tím như quả nho. Đó là lúc quả mận quân có hương vị ngon nhất: ngọt thanh, nhẹ dịu, sau vị chát nhẹ nơi đầu lưỡi là vị béo bùi, ngầy ngậy rất khó diễn tả. Bồ quân đặc biệt ở chỗ, khi chín phải càng dập càng ngon nên người sành ăn thường nắn bóp cho đến khi quả mềm nhũn rồi mới ăn. Lúc này phần thịt quả dẻo như cơm nếp và có mùi thơm khiến bất cứ ai cũng không thể chối từ.

Cà na

Không ai nhớ cây cà na có từ bao giờ, nhưng với người dân miền sông nước miền Tây, cà na là người bạn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Và kể từ đó, trái cà na được xem là một đặc sản nơi đây vì không phải lúc nào cũng có cà na, muốn ăn cà na phải chờ vào khoảng thoáng 8-9 (khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm), mùa thu hoạch loại trái này.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới