Về miền đất võ, trời văn khám phá các di tích lịch sử

Bình Định không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp làm say lòng người như Ghềnh Ráng Tiên Sa, Đầm Thị Nại… mà miền đất võ, trời văn này còn thu hút du khách bởi các di tích lịch sử lâu đời.

 

Hầm Hô

Hầm Hô gây ấn tượng với vẻ mộc mạc hoang sơ của núi rừng, của đá. Trải dài một khúc sông dài khoảng 3km là chi chít những tảng đá lớn nhỏ chỗ thì xếp chồng lên nhau, chỗ lại dựng đứng như thành vách, có nơi lại ngổn ngang như thể đang ‘chiếm lấy’ ngôi nhà riêng cho mình. Không chỉ vây, tại nơi đây hơn 200 năm về trước, vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Sau này, Mai Xuân Thưởng là nguyên soái đạo quân Cần Vương tại Bình Định từ giữa 1885 đến giữa năm 1887, dựa vào ví thế núi non hiểm trở của Hầm Hô, nghĩa quân do ông chỉ huy đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất và khiếp sợ.

Tháp Dương Long

Đây là một trong những di tích tháp Chăm cổ còn sót lại ở Bình Định. Nơi này gồm có 3 tòa tháp được xây dựng cạnh nhau tạo thành một khối kiến trúc mang nhiều tầng ý nghĩa. Cũng giống như các tháp Chăm khác, 3 ngọn tháp này cũng sở hữu những nét tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, tạo hình của người Chăm. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó đã mang một chút gì đó theo hơi hướng của người Kh’mer.

Tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm. Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm, các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Bảo tàng Quang Trung

Tây Sơn là miền đất võ trời văn hào hùng, quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung (Nguyễn Huệ) với những chiến tích lịch sử vang dội. Hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ, quần thể bảo tàng Quang Trung – điện thờ Tây Sơn là Khu bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là nơi lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung, một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan, du lịch, học tập nhiều nhất Việt Nam và trình diễn nhạc võ Tây Sơn, một môn võ truyền thống của Bình Định.

Tháp Đôi

Tháp Đôi có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ cao 18m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam. Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi. Bên trong tháp Đôi còn cất giữ tượng Linga-Yoni linh thiêng được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch. Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Đàn tế trời Tây Sơn

Nơi này hay còn biết đến với tên gọi khác là Từ đỉnh Ấn Sơn. Nơi này được xây dựng nên để thể hiện sự trân trọng, biết ơn với triều đại Tây Sơn xưa kia đã giành được nhiều chiến công vẻ vang trong lịch sử.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới