Về miền quan họ Bắc Ninh, thăm 3 làng nghề nổi tiếng

Nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam – Bắc Ninh là nơi có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

 

Làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về dòng tranh dân gian, đồng thời cũng là điểm du lịch nổi tiếng nhất Bắc Ninh. Làng thuộc địa phận xã Song Hồ, huyện Thuận Thành cách Hà Nội khoảng 35km. Đến với làng tranh Đông Hồ, du khách sẽ được tìm hiểu về quy trình sản xuất tranh hết sức thú vị. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ Làng nghề cổ truyền này là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân Việt. Đến với làng tranh Đông Hồ bạn không những được ngắm nghía những kiệt tác do những nghệ nhân lâu đời sáng tác mà còn có cơ hội tham quan quy trình làm tranh.

Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Làng nghề đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay gòn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là "Tiền tiên sư", bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu. Nhờ có sự tổ chức sản xuất hoàn chỉnh đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: Lấy đất sét bờ sông xây ò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau... và tạo thêm được nhiều sản phẩm mới được chế tác từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng… Làng nghề Đại Bái còn gìn giữ được nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội Làng truyền thống làng Đại Bái - nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 4 Âm lịch.

Làng gốm Phù Lãng

Tọa lạc ngay bên bờ sông Cầu, làng Phù Lãng nằm ở phía đông của huyện Quế Võ có nhiều bến đò ngang ngày ngày chở khách qua lại. Phù Lãng còn là địa điểm có nhiều ngọn núi đẹp, tạo nên một phong cảnh sơn thuỷ hữu tình ít có ở trên đất Bắc Ninh. Sản phẩm chính của nghề gốm Phù Lãng thường là chum vại, chậu nồi, ấm đất, chậu sành, tiểu sảnh. Gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp và khác biệt với những sản phẩm gốm nơi khác. Khi du lịch Phù Lãng, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những lò gốm cũng như được tìm hiểu cách làm Gốm ở đây. Vào cuối thời Lý, ộng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, làng gốm Phù Lãng đã làm say đắm không biết bao nhiêu du khách xa gần. Tới đây bạn không chỉ được đắm chìm trong phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được tham quan quy trình sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ như chén, ấm, chậu cảnh, nồi đất... Nếu bạn là người yêu gốm sứ và muốn tìm hiểu về nghệ thuật cũng như nghề làm gốm thì đừng bỏ qua làng gốm Phù Lãng.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới