Cơm hến, mắm sò Lăng Cô và những món ăn làm nên danh vị xứ Huế

Cố đô xưa cũ được biết đến với những món ăn đậm chất cung đình, nhưng bên cạnh đó, đặc sản Huế được du khách yêu thích bởi những món ăn được chế biến và thưởng thức vẫn theo phong cách cung đình nhưng được bán ở nhiều đường phố với giá bình dân.

 

Cơm hến Huế

Đúng với tính cách “ăn cay nói nặng” của người Huế, món đặc sản Huế này phải đủ vị, mặn mà và đặc biệt là phải cay thật cay. Khi đến Huế, nếu bạn không dặn kỹ thì bát cơm hến của bạn đảm bảo sẽ khiến bạn bỏng lưỡi mà thôi

Bánh bột lọc

Ở Huế loại bánh này được chia thành hai loại một loại được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, một loại là bánh trần sẽ không có lá gói bên ngoài Nhưng dù là bánh gói lá hay không gói lá thì điểm hấp dẫn thực khách ở đây chính là phần bột lọc trong suốt thấy được cả phần thịt tôm bên trong nhìn rất bắt mắt. Phần nhân của loại bánh này thường được làm từ các nguyên liệu như thịt heo, tôm nguyên con, khi ăn sẽ đi kèm với nước mắm chua ngọt sẽ đúng vị hơn.

Mắm sò Lăng Cô

Lăng Cô không chỉ là phong cảnh nên thơ, bờ biển thoai thoải trở thành bãi tắm lý tưởng mà Lăng Cô còn là nơi có nhiều sản phẩm phong phú, quý hiếm của một vùng đầm phá: tôm, cua, mực, sò huyết. Trong các loài nhuyễn thể này, sò Lăng Cô trở thành món ăn nổi tiếng không nơi nào sánh được. Sò Lăng Cô có quanh năm, từ con sò trở thành mắm sò là một quá trình sáng tạo của người dân Lăng Cô và không ai nhớ nghề làm mắm độc đáo này có từ bao giờ. Làm mắm sò khá công phu. Ngư dân đi cào sò về, những người làm mắm tập trung lại quanh thau sò, lấy mũi dao nhọn để chẻ sò, nhưng không phải ai cũng chẻ sò được. Muốn làm mắm ngon và không hư thối, sò chẻ ra phải giữ nguyên ruột. Sò chẻ xong đem sàng cho sạch cát và hết nước đục, để ráo. Để làm mắm, người ta lấy ruột sò, ớt bột, củ riềng, đậu xanh rang, muối bột trộn đều ở thau rồi cho chúng vào khoảng 2/3 chai, đậy kín lại. Trong khoảng 10 đến 15 ngày nước sò đọng ở đáy chai cỡ 2 lóng tay, thịt sò nổi trên mặt. Bấy giờ mắm đã chín, ta có quyền thưởng thức món ăn đặc sản Lăng Cô. Trước khi đưa mắm sò vào bữa ăn, ta thường trộn vào đó các thứ gia vị, nhất là trái vả xắt mỏng hay đu đủ thái sợi, khế, chuối chát... Hương vị mắm sò vốn đã thơm ngon, lại còn thơm ngon hơn khi được tăng cường thêm vị béo của thịt heo. Cũng như mắm sặc, mắm thái vùng đồng bằng sông Cửu Long, mắm sò rất thích hợp các loại rau. Cầm từng cuốn rau êm mát trên tay, chấm mắm sò, kẹp miếng thịt cho vô miệng cắn trái ớt xanh cái bụp, nhẩn nha nhai, bảo đảm không còn gì thích thú cho bằng.

Chè Huế

Quả không ngoa khi gọi Huế là kinh đô của các loại chè và chè hẻm là một trong những đặc trưng của xứ Huế. Cứ đi chừng vài bước, bạn sẽ lại bắt gặp một tiệm hoặc gánh chè rong trong hẻm. Chính vì thế, chè trở thành một món đặc sản Huế không thể thiếu trong danh sách những món cần thử của bạn được.

Mè xửng

Mè xửng, hay còn gọi là kẹo mè xửng, là một trong những món ăn luôn xuất hiện trên bàn trà của người Huế. Người Huế xưa thường vừa uống trà, vừa nhâm nhi miếng mè xửng nhỏ, đây cũng là một trong những thú vui tao nhã. Mè xửng là thứ kẹo ngon lại còn dai dai, ăn mãi vẫn không thấy ngán. Mè (vừng) và xững (cách hoán đường) hợp thành tên kẹo. Cứ nhẹ tay bóc ra lớp nilon mỏng như tờ giấy là đã có trong tay miếng kẹo ngon lành, mùi mè rang thơm ơi là thơm, hòa lẫn trong kẹo là hương vị beo béo của đậu phộng ăn hoài cũng không ngán.

Bún bò Huế

Bún bò Huế được xem là món ăn đặc sản ở Huế của vùng đất cố đô. Hương vị đặc biệt của tô bún chính là ở nước dùng. Khác với người miền Nam, nơi mà tô bún bò Huế có vị ngọt thanh dễ chịu từ xương, người Huế họ dùng xác ruốt để chắt lấy vị cho bát bún. Chính vì thế, bát bún bò Huế truyền thống muốn chuẩn vị là phải mặn nồng, đậm đà hơn nhiều. Một điểm khác biệt giữa bún bò ở Huế với ở những vùng miền khác chính là sợi bún. Với món này, người Huế đặc biệt dùng bún gạo sợi nhỏ, hay còn gọi là bún tươi, loại bún mà bạn thường ăn khi gỏi cuốn, hoặc bún riêu, bún măng.

Trà Cung Đình Huế

Trà Cung Đình là một trong những loại trà được kết hợp bởi rất nhiều loại thỏa dược quý hiểm như: Tim sen, Khổ qua, Vối nụ, Atiso, hảo quyết minh, Hồi hoa, Hồng táo, Hoa hòe, Cúc hoa, Hoài sơn, Đại táo, Cỏ ngọt, Cam thảo Bắc, Hoa lài tất cả những loại thảo dược này đều được lựa chọn và sơ chế rất tỉ mỉ, công phu, đem lại hương vị thơm ngon, thanh mát. Xưa kia, loại trà này chỉ phục vụ vua chúa, nhưng nay được sản xuất rộng rãi hơn để bất cứ ai muốn trở lại những hương vị xưa cũ đều có thể tìm mua và thưởng thức nó một cách dễ dàng hơn.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới