Khám phá những địa đạo nổi tiếng ở Việt Nam ngày giỗ tổ

Các di tích địa đạo ở Việt Nam không chỉ có giá trị lịch sử quan trọng, mà những địa đạo này còn là điểm đến thú vị thu hút được nhiều du khách tham quan, khám phá và tìm về cội nguồn.

 

Địa đạo Củ Chi, TP HCM

Ảnh: @overlordbonn Địa đạo Củ Chi là địa đạo nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Nơi đây được xem là một “trận đồ biến hóa” của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm suốt 30 năm. Với hơn 200km đường ngầm dọc ngang, chằng chịt, kết cầu nhiều tầng dưới lòng đất bao gồm các phòng ở, bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Tại di tích địa đạo Củ Chi còn có Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược với những hạng mục như hoa viên, nghi môn, nhà bia, đền thờ, tháp 9 tầng, các tác phẩm thể hiện chủ đề "Sài Gòn - Gia Định kiên cường bất khuất"... Năm 2015, địa đạo Củ Chi được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với nhiều giá trị tiêu biểu. Mới đây, địa đạo này còn được đề xuất trình UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới.

Địa đạo Vịnh Mốc, Quảng Trị

Được ví như một bảo tàng vô giá của Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc ở Vĩnh Linh là biểu trưng cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của đân tộc Việt Nam. Địa đạo Vịnh Mốc gồm 3 địa đạo chính nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn với tổng chiều dài trên 1.700m, chiều cao 1.7m - 1.8m, có 13 cửa ra vào thông lên đồi, thông ra biển, hai bên đường hầm có các ngách nhỏ để sinh hoạt, hội trường, trạm phẫu thuật... Ngoài địa đạo Vịnh Mốc vừa kể trên, toàn huyện Vĩnh Linh còn có nhiều hệ thống địa đạo, giao thông hào, tiểu đạo khác, trở thành một "làng hầm" độc đáo.

Địa đạo Kỳ Anh, Quảng Nam

Ảnh: Mr. Old Man Địa đạo Kỳ Anh là một dấu ấn lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, được công nhận di tích lịch sử quốc gia vào năm 1997. Với tổng chiều dài địa đạo khoảng 32km, đây là nơi ẩn nấp của các cán bộ “bất hợp pháp” bám trụ sát dân, nắm chắc từng địa bàn được phân công phụ trách, đáp ứng được yêu cầu đánh địch, bảo tồn lực lượng, giữ thế hợp pháp giúp hai lực lượng hợp pháp và bất hợp pháp song song tồn tại hỗ trợ lẫn nhau. Địa đạo có hình dạng ô bàn cờ, quanh co, nhiều ngõ ngách. Nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, qua gian bếp... khắp thôn xóm trong toàn xã, tận dụng nhiều yếu tố hỗ trợ tự nhiên.

Địa đạo Khe Trái, Thừa Thiên – Huế

Địa Đạo Khe Trái là một trong những di tích lịch sử chứng minh hùng hồn sự kiện lịch sử đặc biệt điển hình của quân và dân Trị Thiên Huế trong quá trình chuẩn bị, chiến đấu và kết thúc chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968. Những giá trị về khoa học và lịch sử của địa đạo Khe Trái là bài học quý giá trong công tác giáo dục truyền thống, tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới