Nam Phi, những điều chưa kể

Nằm ở mũi phía Nam lục địa Châu Phi, nước Cộng hòa Nam Phi là đất nước đặc trưng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên hoang dã với nét hiện đại thanh lịch của con người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp, Nam Phi còn sở hữu những nét độc đáo riêng mà ít ai để ý đến.

 

Có đến 3 thủ đô

Nam Phi là nước duy nhất trên thế giới có tới 3 thủ đô cùng tồn tại. Đó là Pretoria - thủ đô hành chính, Cape Town - thủ đô lập pháp và Bloemfontein - thủ đô tư pháp. Ngoài 3 thành phố này, Nam Phi còn có một thành phố khác nữa được nhiều người coi là thủ đô kinh tế Johannesburg.

Xứ sở rượu vang

Không phải Pháp hay Đức mà chính Nam Phi mới là nơi sở hữu cung đường rượu vang dài nhất thế giới, trải dài từ Cape Town đến Port Elizabeth với tổng độ dài lên tới 850km. Nhờ vào có khí hậu tương đối ôn hòa, Nam Phi là một trong những quốc gia có sản lượng sản xuất rượu vang đứng thứ 10 thể giới, ước tính nước này có hơn 117.00 hecta trồng nho với sản lượng khoảng 7 triệu héc tô lít/ năm.

Đa dạng sinh học

Công viên Quốc gia Kruger là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất châu Phi; với diện tích 19.635km2, rộng gần bằng Vương quốc Bỉ. Kruger là nơi cư trú của 500 loài chim, 100 loài bò sát, gần 150 động vật có vú, nhiều địa điểm khảo cổ và thảm thực vật đa dạng tuyệt vời.

Quốc gia đa ngôn ngữ

Nam Phi là quốc gia có số ngôn ngữ chính thức nhiều nhất thế giới: 11 ngôn ngữ, và tất cả đều được công nhận là ngôn ngữ hành chính. Ở các vùng nông thôn, tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung cho người dân thuộc các tộc khác nhau - giống như ở Singapore. Đây cũng là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong truyền thông. Còn ở phía Tây và phía Nam, tiếng Afrikaans cùng với tiếng Hà Lan được sử dụng phổ biến hơn. Một người Nam Phi thường biết ít nhất 3 trong tổng sô 11 thứ tiếng của đất nước mình.

Đất nước của vàng và kim cương

Nam phi đã được mẹ thiên nhiên ưu ái khi sở hữu 2 thành phố Johannesburg và Kimberley là 2 mỏ vàng và kim cương lớn bậc nhất thế giới.Trữ lượng vàng đã được tìm thấy là hơn 31.000 tấn và trung bình 40% lượng vàng trên thế giới đều được khai thác ở quốc gia này. Tiêu biểu còn viên kim cương lớn nhất thế giới "The Golden Jubilee" nặng 545.67 carats cũng được khám phá ở mỏ Premier,Nam Phi năm 1985.

Quốc gia cầu vồng

Biệt danh này xuất phát từ Tổng giám mục Desmond Tutu - nhà hoạt động nhân quyền và là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1984. Sau cuộc bầu cử dân chủ năm 1994, Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Tổng giám mục Tutu sử dụng thuật ngữ "quốc gia cầu vồng" để mô tả một đất nước đã xóa bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc sau thời gian dài. Kết hợp với lá cờ sáu màu, thuật ngữ này đề cập đến sự đa dạng chủng tộc, bộ lạc, tín ngưỡng, ngôn ngữ và cảnh quan trên cả nước.

Nguồn Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới