Nao nức đón tết cổ truyền ở các nước Đông Bắc Á

Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Không chỉ Việt Nam mới đón Tết theo lịch âm, một số nước ở Đông Bắc Á cũng có Tết theo cách riêng của mình.

 

4. Hàn Quốc

Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal. Theo quan niệm, đây là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Vào những ngày này, người Hàn Quốc thường mặc loại trang phục truyền thống, gọi là Hanbok. Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Trên bàn thờ, gia chủ bày biện nhiều món ăn. Sau đó, các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon. Số tiền này đại diện cho lời chúc thành công trong cuộc sống của các bậc bề trên dành cho con cháu.

1. Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch. Mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

7. Mông Cổ

Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7. Người Mông Cổ luôn chú trọng nghi thức thanh tẩy, “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn để chào đón năm mới, cũng như tẩy sạch những tội lỗi từ năm trước. Vì thế, hàng năm vào thời khắc trước đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa. Đồng thời, trước giao thừa hàng năm, tất cả những nam giới đều lên một ngọn đồi hay một ngọn núi, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Sau đó, mỗi người lại chọn một hướng đi mà theo tử vi là hướng hợp với họ để xuất hành, tập tục này còn gọi là “Lễ xuất hành” (muruu gargakh). Theo quan niệm của người Mông Cổ, xuất hành đúng hướng sẽ gặp nhiều may mắn.

2. Hongkong

Tết cổ truyền ở Hongkong mang có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc nhưng cách đón Tết của người Hongkong vô cùng đặc sắc khi pha trộn giữa nền văn hóa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Người Hongkong cũng đón Tết âm lịch cổ truyền giống như Việt Nam. Tuy nhiên, trong 12 con giáp của họ, con Mèo được thay bằng con Thỏ. Đây chỉ là điểm khác biệt đầu tiên trong rất nhiều điều mới mẻ của các phong tục và lễ hội mà du khách có thể khám phá tại xứ Cảng Thơm này. Chuẩn bị đón Tết, người dân Hongkong cũng lau dọn nhà cửa sạch sẽ, trang trí giấy đỏ. Trẻ em thì được lì xì, người lớn chúc tụng nhau một năm mới hạnh phúc. Cả gia đình quây quần, thưởng thức các món ăn truyền thống… Nhưng ngoài những hoạt động truyền thống ấy, người dân Hongkong còn có các lễ hội vô cùng đặc sắc, thu hút người dân bản xứ và cả du khách tham quan.

5. Nhật Bản

Khác với các nước khác châu Á, Nhật Bản là một quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873 họ ăn Tết như người phương Tây. Tục đón tết của người Nhật đến mùng 3 tết nhưng trên thực tế thường kéo dài hơn. Hôm nay mình xin được giới thiệu qua cho các bạn biết về những công việc người Nhật chuẩn bị và tham gia trong những ngày tết. Ngày Tết là dịp để bạn bè, họ hàng, người thân được gặp nhau, đoàn tụ. Người Nhật thực hiện các cuộc thăm viếng đầu xuân. Họ tới chúc tết các cấp trên ở công ty mình, chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng. Thông thường mỗi nhà sẽ để một cuốn sổ kèm bút trước cổng để khách đến chúc tết ghi lại tên hoặc lưu danh thiếp lại thông báo đã tới thăm nhà. Hoặc có nhiều người khách sẽ mang theo nhiều khăn tay nhỏ đề tên mình để tặng chủ nhà làm kỷ niệm.

3. Macau

Sự pha trộn giữa truyền thống văn hóa và tôn giáo Trung Hoa và Bồ Đào Nha trong hơn bốn thế kỷ đã biến Ma Cao thành một tập hợp độc đắc gồm các ngày nghỉ, lễ hội và sự kiện. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất, nó thường diễn ra vào cuối tháng một hoặc đầu tháng 2 dương lịch.

6. Triều Tiên

Tết cổ truyền người Triều tiên diễn ra trong 2-3 ngày. Đêm 30 giao thừa, người triều tiên dọn dẹp, trang trí nhà cửa với những câu đối hay hình lãnh tụ của mình. Giao thừa mọi người quây quần bên nhau làm cơm cúng ông bà tổ tiên. Dịp năm mới ở Bắc Triều Tiên được gọi là Seol và trong dịp này, người ta thường đến nhà họ hàng, bạn bè để chúc mừng năm mới. Điều đặc biệt trong những ngày Seol là khi đi chúc tết, người ta thường mang theo một chai rượu nửa lít, đi đến từng nhà và ở mỗi nhà, họ uống một chén. Hành động này mang ý nghĩa chúc chủ nhà một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc. Chính vì vậy, hình ảnh những người đàn ông với khuôn mặt đỏ hồng vì rượu đi từ nhà này sang nhà rất thường thấy ở Triều Tiên trong dịp năm mới.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới