Những điểm hành hương nổi tiếng của miền Nam

Xuân sang cũng là thời điểm nhà nhà nô nức hành hương trẩy hội đầu năm. Đây là chuyến đi mang ý nghĩa cầu nguyện cho một năm mới bình an, giữ tâm trí thanh sạch. Bạn hãy cùng điểm qua những điểm hành hương nổi tiếng tại miền Nam dưới đây, để có một chuyến du xuân, kết hợp hành hương chiêm bái cùng gia đình thật ý nghĩa nhé.

 

2. Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Bình Dương, hay miếu bà Thiên Hậu, nằm trên đường Nguyễn Du, TP Thủ Dầu Một. Đây là ngôi miếu do hội người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hàng năm, lượng du khách hành hương đến đây khá đông. Tục “Thỉnh Lộc Bà” được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Với ý nghĩa mang ánh sáng, hương thơm và may mắn tới với gia đình của bạn. Sang ngày 15, cuộc rước kiệu Bà được bắt đầu, đây là hoạt động thu hút đông đảo người đến chiêm ngưỡng. Bởi buổi lễ này có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân, tạo nên một không khí đông vui và rộn ràng, xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

6. Thiền Viện Trúc Lâm

Hằng năm số lượng khách đi du lịch hành hương Đà Lạt hằng để viếng thăm ngôi chùa nổi tiếng Thiền Viện Trúc Lâm rất đông. Thiền viện toạ lạc trên núi Phụng Hoàng cạnh Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km. Ngoài việc chiêm bái và tham quan các công trình, kiến trúc, các bức tích đầy ý nghĩa của nhà Phật. Tại đây, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng hàng trăm loại hoa khác nhau, đặc biệt là những loại hoa lạ như hoa hồng sa mạc…. Ngoài ra, khi đứng từ Thiền viện trên cao nhìn xuống, bạn còn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh hồ Tuyền Lâm thơ mộng, ẩn sau những triền thông bạt ngàn, những con đường nhỏ uốn lượn.

3. Tượng Chúa Kitô

Tượng Chúa Kitô, hay còn được gọi là tượng Đức Chúa dang tay, là bức tượng Chúa Jesus đứng trên đỉnh núi nhỏ thuộc thành phố Vũng Tàu. Bức tượng này được xây từ năm 1974, cao 32 m, sải tay dài 18.3 m, bên trong có cầu thang 133 bậc dẫn đến 2 tay của tượng. Nơi đây là một trong những điểm hành hương, tham quan thu hút du khách của Vũng Tàu. Tại chân đồi, du khách sẽ phải leo gần 1,000 bậc thang bằng đá mới đến được bức tượng. Dọc đường đi, bạn có thể dừng lại tại một nơi nghỉ chân để uống cà phê và mua quà lưu niệm do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá phụ trách. Nơi đây có nhiều hoa và tượng thiên thần. Xung quanh chân tượng Chúa Kitô có 50 ghế đá để du khách ngồi cầu nguyện và ngắm cảnh. Xung quanh bệ đặt chân tượng là các bức tượng chạm hình Chúa Giêsu trao chìa khóa cho Thánh Phêrô, Bữa Tiệc ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh. Dưới nữa là một bản sao tượng Ðức Mẹ sầu bi màu trắng, bức tượng nổi tiếng được coi là của Michelangelo chạm hình Ðức Mẹ ẵm xác Chúa Giêsu.

7. Bà Chúa Xứ

Nhắc đến Châu Đốc hay Núi Sam thì người ta lại nhớ ngay đến Miếu Bà Chúa Xứ. Từ lâu, nơi đây đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của các đoàn hành hương và du khách gần xa, đặc biệt là với người miền Tây. Bà Chúa Xứ thần nữ được thờ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh Bà được truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sau nhiều thay đổi, đến nay kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Chánh điện gồm hai lớp. Với lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Với không gian khang trang, hiện đại hằng năm Miếu Bà Chúa Xứ phục vụ khoảng hàng triệu lượt khách tham quan, cúng bái.

4. Núi Bà Đen

Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách TP.HCM 110 km. Nhìn từ xa, núi giống như một chiếc nón úp trên cánh đồng lúa bạt ngàn. Các ngôi chùa trên núi là điểm hành hương thu hút du khách trong dịp đầu năm hay rằm tháng 8. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân – lễ Thượng ngươn, còn gọi là Hội xuân núi Bà – từ lâu đã trở thành tập tục tâm linh quen thuộc. Quần thể di tích núi Bà trải rộng 24 km. Đây là nơi cây cối xanh tươi, đường lên núi quanh co, uốn khúc với gập ghềnh đá núi thiên nhiên, lắm nơi với bậc cấp được tráng xi măng thẳng thớm.

1. Núi Chứa Chan

Ngọn núi Chứa Chan này còn được gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với nhiều địa danh hấp dẫn như vườn chè Bảo Đại, cây Đa 9 gốc một ngọn, cây đa ba gốc một ngọn, chùa Linh Sơn… đây là điểm hành hương rất thu hút, cả du khách địa phương Đồng Nai và các các tỉnh lân cận. Mỗi năm, có hàng trăm nghìn người đến hành hương, thăm viếng, lễ Phật cầu bình an, duyên lành tại những nơi thờ tự nằm rải khắp Khu di tích lịch sử danh thắng quốc gia Núi Chứa Chan. Để đến viếng chùa hay cây đa ba gốc, bạn có thể tự mình chinh phục hơn 100 bậc thang hay đi cáp treo. Tại núi Chứa Chan có giá vé vào cửa, cáp treo, gửi xe… Nên mỗi người đến đây có thể sẽ tốn tổng chi phí khoảng 200,000 – 300,000 đồng trong khu du lịch.

5. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh

Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng Đông. Công trình được khởi công xây dựng năm 1936 và là kiến trúc tôn giáo Cao Đài nổi tiếng của vùng đất này. Khu thánh thất gồm có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật là đền Thánh với kiến trúc hai tháp song song đặc trưng của đạo Cao Đài. Tòa Thánh tọa lạc trong khu Thánh địa có diện tích khoảng 100 ha, có hàng rào bao bọc xung quanh. Chánh môn là cửa chính và là cửa lớn nhất trong 12 cửa ra vào nội ô Thánh địa. Cửa này thường đóng và chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo. Với kiến trúc độc đáo, thể hiện sự dung hòa của nhiều yếu tố tâm linh từ Đông sang Tây, Tòa Thánh Tây Ninh không chỉ là nơi hành hương của các tín đồ đạo Cao Đài mà còn thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham quan mỗi năm.

Nguồn: Tổng hợp.

Bài khác

Bài viết mới