Những điểm khác nhau giữa bánh xèo miền Nam và bánh xèo miền Trung

Mặc dù có cùng tên gọi là “bánh xèo”, nhưng bánh xèo miền Trung và bánh xèo miền Nam lại có sự khác biệt to lớn. Mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau, mang một nét đặc trưng rất riêng không lẫn vào đâu được.

Bánh xèo là món ăn cực kì quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, miền Nam và miền Trung có những cách làm khác nhau với hương vị mang đậm chất riêng của từng miền.

Cách pha chế phần vỏ bánh

Điểm khác biệt thứ 2 giữa bánh xèo miền Trung và bánh xèo miền Nam là phần vỏ bánh. + Bánh xèo miền Trung: Phần bột của bánh được pha từ bột gạo là chính có cho vào một chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp cùng một ít nước cốt dừa để bánh có vị beo béo, thơm lừng. + Bánh xèo miền Nam: Trước đây, người miền Nam thường dùng bột gạo ngon được xay từ cối đá để làm bánh. Pha vào đó là một ít bột nghệ, rượu trắng và lượng nước cốt dừa vừa đủ sau đó cho thêm hành lá rồi nêm nếm cho da bánh có vị mặn mặn và ngọt nhẹ. Tuy nhiên, ngày nay đã có nhiều loại bột pha sẵn hơn nên họ thường dùng bột pha sẵn, đôi khi cho thêm vào đó một ít bột gạo hoặc bột chiên giòn để tăng độ giòn rồi pha với nước cốt dừa là được. Bởi trong phần bột pha sẵn đã có gia vị sẵn rồi.

Sự khác biệt trong phần nhân bánh

Ảnh: @thichanhang_ Bánh xèo miền Trung mang đậm hương vị biển với nguyên liệu chính dành cho phần nhân là hải sản tươi sống như tôm, mực đôi khi là có thêm thịt băm khiến những ai ăn vào đều mang một cảm giác miên man khó cưỡng lại. Đặc biệt nhất là phần nhân bánh chỉ cho thêm một ít giá đỗ để giảm độ ngán mà thôi. Trái ngược hoàn toàn với phần nhân bánh của người miền Trung, người miền Nam thường cho rất nhiều nguyên liệu vào phần bánh, nào là thịt ba chỉ, thịt vịt xiêm, hến, tôm, giá, hẹ, đu đủ bào, củ hủ dừa, củ sắn, củ cải đỏ, bông điên điển… Tất cả đều được xào chung lên trước khi cho vào phần vỏ bánh.

Nguồn gốc tên gọi “Bánh xèo”

Tên gọi “Bánh xèo” được xuất phát từ âm thanh xèo xèo phát ra vui tai khi đổ. Bánh xèo miền Nam và bánh xèo miền Bắc thoạt nhìn có vẻ gần giống nhau, nhưng trên thực tế chúng lại rất khác nhau. Đều đó thể hiện rõ nhất qua kích cỡ của từng chiếc bánh.

Cách đổ bánh xèo

Một điều làm nên độ ngon của bánh xèo miền Trung chính ở độ giòn rụm của bánh. Người đổ thường dùng khá nhiều dầu để bánh được giòn, béo hơn và cũng bởi vì kích thước bánh nhỏ nên mức độ bánh giòn rất nhanh, dễ dàng, mặt ngoài bánh và rìa bánh giòn đều trong khi mặt trong vẫn mềm mịn kết dính lấy từng miếng tôm thịt. Trong khi đó, đổ bánh xèo miền Nam chỉ cần phết một ít dầu dính chảo hoặc dùng mỡ heo lăn đều khắp chảo, rồi đổ bột vào tạo thành lớp vỏ bánh mỏng khắp chảo để phần rìa bánh được giòn tan, sau đó mới cho phần nhân vào.

Bánh xèo miền Trung và bánh xèo miền Nam có kích thước khác nhau

Điểm khác biệt đầu tiên dễ thấy nhất là kích cỡ của chiếc bánh xèo. Bánh xèo miền Nam khá to, ăn một cái có thể đã no, trái lại bánh xèo miền Trung ăn tầm 3 đến 4 cái mới no. Sự khác biệt này xuất phát từ công cụ làm ra chiếc bánh. Trong khi bánh xèo miền Trung được đổ chiếc khuôn nhỏ được làm bằng gang rất cứng chỉ vừa đủ để đổ một cái bánh tầm 15cm - 19cm, thì người miền Nam lại dùng những chiếc chảo lớn để đổ bánh.

Các món rau ăn kèm

Bánh xèo miền Trung hấp dẫn người ăn bởi hương vị đậm đà khi cuốn cùng bánh tráng, rau xanh các loại và nước chấm. Ngoài nước mắm chua ngọt, người dân miền Trung còn đặc biệt ăn bánh với mắm nêm pha với đậu phộng thơm ngon và có vị hơi béo. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo của người miền Nam khá phong phú, đôi khi có thể lên đến 20 loại. Rau góp phần tăng thêm mùi thơm được người dân sử dụng đi kèm như đọt xoài, đọt bằng lăng, lá điều… mang lại những cảm giác khó quên. Nước chấm đi kèm chủ yếu là nước mắm chua ngọt, có thêm nguyên liệu là tỏi băm và sợi cà rốt giúp tăng thêm hương sắc. Dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng cả 2 loại bánh: bánh xèo miền Trung miền Nam đều mang trong mình vị ngon đặc trưng khác nhau của từng vùng và đều nhận được sự yêu thích của thực khách sau khi thưởng thức món ăn này.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới