Những hòn đảo dành cho tín đồ yêu động vật

Nếu bạn là người yêu động vật nhất định các bạn sẽ muốn đến các hòn đảo này 1 lần trong đời.

 

Đảo Aoshima - Nhật Bản

Hòn đảo hẻo lánh nằm ở phía nam Nhật Bản, Aoshima, là nơi trú ngụ của 22 người và hơn 120 con mèo. Aoshima là một cộng đồng ngư dân gồm những người lớn tuổi sống chủ yếu nhờ lương hưu. Khách du lịch đổ về hòn đảo thuộc tỉnh Ehime bằng phà. Một ngày có hai chuyến phà tới đây.

Đảo Macquarie - Australia

Thiên đường của làn nước xanh trong và những đồng cỏ xanh tươi, Macquarie là nhà của cả một "đội quân" hơn 4 triệu con chim cánh cụt. Những con chim này còn chia sẻ nơi trú ẩn với các loài vật khác như chim hải âu petrels, và chúng rất hào hứng khi có du khách đi thuyền tới viếng thăm. Đảo Macquarie được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1997

Đảo Miyajima - Nhật Bản

Đảo Miyajima (nghĩa là đền thờ trong tiếng Nhật) có tên khác là Itsukushima. Ngoài đền thờ nổi tiếng trên đảo được UNESCO công nhận là di sản thế giới, hòn đảo này còn hút khách nhờ những con hươu. Chúng được xem như sứ giả của Thần Đạo (Shinto) gửi lời nhắn từ các vị thần thánh tới con người nên chúng được phép tự do đi lại trên đảo. Từng có giả thuyết cho rằng loài hươu sinh sống trên đảo từ 6.000 năm trước.

Đảo Big Major Cay - Bahamas

Bahamas từng được đặt tên là "ngôi nhà của những con lợn biết bơi" vì những con lợn hoang sống ở đây có thể bơi tung tăng trong làn nước. Big Major Cay còn được gọi là đảo lợn, và chính những con lợn là một điểm nhấn hút khách du lịch tới tham gia bơi lội, lặn ngắm các loài sinh vật biển...

Đảo Rottnest - Australia

Hòn đảo này là nơi có nhiều thú có túi quokka nhất trên thế giới. Loài vật này thường được bắt gặp khi đang ngủ hoặc nằm nghỉ dưới những bóng râm hay bụi rậm cây cối. Quokka được biết tới là một loài vật rất thân thiện, chúng không hề bận tâm khi bạn chụp hình chúng hay selfie cùng với chúng. Tuy nhiên du khách không nên ôm ấp hay cho quokka ăn những đồ ăn của con người vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.

Đảo Madagascar - Madagascar

Loài vượn cáo có thể sinh sống được ở Madagascar vì hòn đảo là một nơi tách biệt. Từng là một phần của châu Phi, đảo bị tách ra và trôi nổi về phía đông giúp loài vượn cáo sống sót. Ở những vùng đất khác, chúng bị xóa sổ vì số lượng đông đảo của các loài khỉ. Loài vật này có tiếng kêu như còi hú của cảnh sát hoặc tiếng của cá voi lưng gù.

Đảo Okunoshima - Nhật Bản

Okunoshima là một hòn đảo nhỏ thuộc thành phố Takehara, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản. Khoảng 300 con thỏ đang sinh sống hoang dã ở đây nên đảo còn được gọi là Usagi Jami (Đảo Thỏ). Đảo từng là nơi sản xuất khí ga độc hại trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng nhờ số lượng thỏ lớn mà ngày nay nơi đây đã trở thành điểm du lịch thu hút 100.000 khách mỗi năm.

Đảo Assateague - Mỹ

Thuộc lãnh thổ hai bang Virginia và Maryland, Assategue là nơi sinh sống của loài ngựa hoang, tổ tiên của ngựa đã thuần hóa hiện nay nên chúng không có kích thước vượt trội. Tại Virginia, có một lễ hội tổ chức hàng năm là Pony Swing, cho ngựa bơi qua eo Assateague đến đảo Chincoteague, nơi tổ chức một cuộc đấu giá ngựa.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới