Vigan, thành phố châu Âu ngủ quên ở châu Á

Nằm ở tỉnh Ilocos Sur, Vigan là một trong ba đô thị cổ nhất của Philippines và từng là thuộc địa của Tây Ban Nha ròng rã hơn 3 thế kỷ. Đến Vigan ai ai cũng ngỡ ngàng vì chợt nhận ra, dường như một góc Châu Âu ‘ngủ quên’ ở nơi đây chẳng hề thay đổi sau cả trăm năm.

Vigan được người Tây Ban Nha xây dựng từ thế kỷ thứ 16. Ban đầu, nơi đây chỉ đơn thuần là một ngôi làng nhỏ bé với những mái nhà sàn làm bằng tre, gỗ. Về sau, khi bị chiếm đóng và đô hộ, thực dân Tây Ban Nha đã xây dựng ngôi làng này thành một nơi buôn bán nhộn nhịp, sầm uất với tên gọi là thị trấn Villa Fernandina. Năm 1999, Vigan được UNESCO công nhận là di sản thế giới. 

Kiến trúc Á – Âu kết hợp

Ở một vài nơi trong phố cổ, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra những đường nét truyền thống Á Đông vẫn phảng phất và hòa hợp với nét kiến trúc Tây Ban Nha tại các kiến trúc công đồng. Chẳng hạn như: nhà thờ Công giáo, nhà thờ St Paul, khu nghĩa trang, cung điện của Đức Tổng giám mục… với con đường rải sỏi, đá cuội quanh co uốn lượn khiến bao du khách phải dừng lại để tạo dáng, chụp hình, trước khung cảnh đẹp như chuyện thần tiên này.

Vẻ đẹp bất tử của thành phố cổ Vigan

Vigan mang trong mình vẻ đẹp rất châu Âu từ hàng trăm năm trước. Từ những con đường lát đá cuội không lẫn vào đâu được, những ngôi nhà, những hàng hiên, đến cả những cỗ xe ngưa, vài chiếc đã bạc thếch vì thời gian, mọi thứ đều gợi nhớ đến đất nước Tây Ban Nha xưa cũ. Ròng rã hơn 3 thế kỷ dưới sự thống trị của Tây Ban Nha, người dân nơi đây đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ văn hóa các nước phương Tây.

Nơi duy nhất không bị chiến tranh Thế giới thứ 2 tàn phá

Vigan vẫn giữ được nét nguyên vẹn như thuở ban đầu kể từ khi được Tây Ban Nha xây dựng lại dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh là nhờ vào tình yêu mãnh liệt của một người đàn ông Nhật Bản dành cho cô gái Vigan. Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, theo kế hoạch, khi quân Nhật rút lui khỏi Vigan sẽ phóng hỏa đốt thị trấn này để quân đội Mỹ không thể chiếm đóng. Tuy nhiên, người đàn ông Nhật này vì tình yêu với vợ, nên đã giao ước với vị linh mục địa phương bỏ qua Vigan. Nhờ giao ước đó mà Vigan không bị khói lửa chiến tranh tàn phá.

Nơi có nhịp sống chậm tưởng chừng như “lạc lậu”

Ở Vigan không thấy những cửa hàng tấp nập kẻ bán người mua, hàng hóa đa dạng, dịch vụ phong phú, quán ăn, cà phê chen chúc. Vigan còn rất vắng lặng và "lạc hậu" với vài ba cửa hàng bán hàng lưu niệm hay kẹo bánh, mà các sản phẩm cũng rất đỗi đơn sơ. Thỉnh thoảng mới xuất hiện bóng dáng một nhà hàng hay trung tâm thương mại ẩn mình trong những tòa nhà cổ. Nơi đây cũng không có nhiều gánh hàng rong, không chèo kéo khách như những khu phố nổi tiếng khác. Có lẽ bởi nhịp sống như vậy mà không khí cổ kính của Vigan sống động, chân thật và tự nhiên. Không cần nhờ tay người dàn dựng như một số phố cổ khác, người ta không cần hình dung ngày xưa ở đây ra sao vì dường như mọi thứ của ngày xưa vẫn đang hiển hiện.

Biệt thự Syquia, điểm đến không thể bỏ qua của mọi du khách

Biệt thự Syquia - nơi gắn liền với giai thoại về tình yêu người đàn ông Nhật Bản dành cho cô gái Vigan, chính là địa điểm luôn nằm trong danh sách những nơi không thể bỏ qua của mọi du khách khi du lịch đến thành phố này. Nằm ngay góc Quirino Boulevard, được sơn màu vàng nổi bật, Biệt thự này chính là nhà của tổng thống Philippines đời thứ sáu, ông Elpidio Quirino (1890-1956) - người đã vực dậy nền kinh tế của Philippines sau thế chiến thứ hai. Vợ của ông là một người Syquia gốc Trung Hoa, vậy nên Syquia Mansion phản ánh nét Đông Á trong khá nhiều chi tiết thiết kế, từ những bình sứ trang trí tinh xảo đến họa tiết Trung Hoa được chạm khắc trên đồ gỗ. Bên cạnh đó còn có những ngôi nhà xinh đẹp ở khu phố cổ Calle Crisologo. Khu phố này đều chuyển thành những nhà hàng, những tiệm đồ cổ, những quầy lưu niệm và luôn thu hút khách du lịch Philipppines ghé đến tham quan.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới