Vui mắt ngon miệng, bánh gật gù đặc sản Hạ Long

Ngoài những món nổi danh khắp chốn như gà đồi Tiên Yên, chả mực, cháo trai, sam biển, bánh lồng ếp,… khách du lịch Hạ Long còn bị phải lòng bởi món bánh gật gù với vẻ ngoài lắc lư trông thật vui mắt.

 

Bánh gật gù được chế biến kỳ công

Bên cạnh đó, công đoạn tráng bánh cũng rất kỳ công. Người làm bánh phải đong đủ lượng bột bánh để không bị đặc quánh hay quá loãng. Đổ một lớp bột bánh dày vừa phải lên khuôn sao cho không quá mỏng như bánh cuốn, cũng không quá dày như bánh đa. Lửa đun cũng phải đều tay, không được quá nóng, nếu không bánh sẽ không chín đều và dễ bị rách miếng. Sau khi chín, bánh được cuộn tròn đều lại và đặt lên lớp lá chuối để không bị dính sát vào nhau.

Bánh gật gù xuất xứ từ đâu?

Bánh gật gù là một đặc sản nổi tiếng ở Tiên Yên, một huyện lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, người Tiên Yên thích ăn bánh cuốn, bánh phở và thích nhất là hương vị của phần bánh phở, vỏ bánh bánh cuốn. Vì để giữ nguyên vị đậm đà của loại gạo đặc trưng trong vùng nên món bánh gật gù từ đó được ra đời.

Bánh gật gù ngon phải ăn cùng nước chấm đúng điệu

Ngoài bí quyết từ bột và cách chế biến kỳ công, bánh gật gù ngon còn phụ thuộc vào bát nước mắm chưng – loại nước chấm "thần thánh" khiến ăn ăn cũng phải gật gù. Mặc dù nước chấm làm nên đặc sản bánh gật gù Hạ Long khá đa dạng tùy theo khẩu vị các vùng, nhưng chủ yếu vẫn là nước mắm chưng với mỡ gà được lấy từ mỡ gà đồi thả tự nhiên ở Tiên Yên. Người dân cho thêm hành phi và thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Nước chấm bánh gật gù có vị béo ngậy của mỡ gà và thịt, vị cay của ớt làm nên món đặc sản Hạ Long trứ danh.

Bí quyết làm bánh gật gù dẻo thơm

Đặc sản Hạ Long – Bánh gật gù được chế biến khá công phu. Để làm ra mẻ bánh gật gù ngon, người làm bánh phải ngâm gạo từ tối hôm trước đến sáng hôm sau mới vớt lên, sau đó chờ ráo nước mới đem nghiền thành bột nước bằng cối xay đá để bột được mịn màng hơn và giữ nguyên vị thơm vốn có của gạo. Trong quá trình xay bột, bí quyết để bánh có độ phồng, xốp, dẻo mịn mà các loại bánh cùng loại không sánh bằng khi tráng là thêm vào một ít cơm nguội.

Bánh gật gù có vẻ ngoài lắc lư độc đáo

Bánh gật gù được làm từ gạo xứ Tiên Yên và không có nhân, ăn cùng nước chấm đặc trưng. Bánh gật gù có hình thức khá giống bánh cuốn, với ngoại hình thuôn dài, cuộn tròn, trắng ngần, dẻo quẹo cầm lên là gật gù lắc lư. Cũng chính vì điều này mà người ta đã đặt cho chúng cái tên là “gật gù”. Cũng có nhiều người bảo rằng, khi thưởng thức món bánh độc đáo này, nhiều người đã gật gù đầu tắm tắc khen ngon nên bánh mới có tên như vậy.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới