Ăn gì khi đi du lịch Lăng Cô?

Ẩm thực Lăng Cô được chế biến từ những sản vật của tự nhiên kết hợp với cách pha trộn gia vị tài tình của người dân miền biển, đã làm cho hương vị món ăn trở nên đặc biệt và ấn tượng.

 

Hải sản Lăng Cô

Lăng Cô nổi tiếng với sự giao thoa của nhiều khu vực, nhiều khí hậu và địa hình khác nhau, chính vì thế thiên nhiên ban tặng cho Lăng Cô nguồn hải sản phong phú như tôm, vẹm xanh, sò méo, hàu hay nghêu… Nếu muốn thưởng thức những món hải sản tươi ngon bạn có thể đến đầm Lập An, có món tôm hùm nướng, đầu tôm chẻ đôi nấu canh chua hay ghẹ rang me rất ngon.

Bánh canh chả cua Lăng Cô

Đến du lịch Lăng Cô, bạn có thể thưởng thức bánh canh chả cua thơm ngọt, bún riêu càng cua bóc vỏ. Vị ngọt của nó đem lại cho bạn một cảm giác mới lạ, sảng khoái mà không hề có ở món ăn nào. Sợi bột bên trong món ăn này có sự hào quyện giữa bột gạo và bột lọc tạo nên một vị dai dai. Những miếng thịt cua nguyên khối được giữ lại và những phần nhỏ hơn được viên lại thành những viên chả cua. Sự hòa quyện của một chút ít nước dùng cùng với thịt cua, chả cua và dai dai của bột làm cho vị ngọt dần dần tan trong miệng, mùi vị thơm phức toát ra từ miệng vẫn mang một hấp dẫn.

Tiết canh sò huyết

Sò huyết Lăng Cô nổi tiếng ngon nhất là vào tầm tháng 4 đến tháng 7, mùa biển lặng. Những con sò tươi bóng từ ghe chài được đưa vào nhà hàng, được ngâm trong nước trong để nhả hết chất bẩn. Tuy nhiên nếu không có cơ hội đi vào mùa này thì bạn vẫn có thể thưởng thức món sò huyết Lăng Cô trứ danh. Cách lấy huyết và chế biến kỳ công được xem là khâu quan trọng nhất quyết định sức hấp dẫn của món ngon này. Sò huyết tươi sống được chẻ ruột lấy tiết từng con trước khi chế biến. Điểm nhấn của món ăn này không chỉ đến từ nguyên liệu mà còn là cách nêm nếm gia vị để tạo nên sự hấp dẫn riêng. Ngoài rau nêm ngò gai, ngò om thường thấy, tiết canh sò huyết còn ăn kèm với nước xốt mù tạt. Tươi nhưng không tanh, nồng nhưng không gắt, món mang đến cho người thưởng thức một hương vị thật lạ lẫm.

Mắm sò Lăng Cô

Lăng Cô được thiên nhiên ban tặng với rất nhiều những nguồn hải sản khác nhau trong đó đặc biệt nhất là sò. Sò còn được người dân Lăng Cô gọi với cái tên đó là sặc, nhưng nó lại không được ưa chuộng để tạo ra những món ăn tươi sống mà chỉ với cách chế biến mắm sò nó mới thực sự cuốn hút du khách. Cách làm mắm sò khá phức tạp và cầu kỳ. Sauk hi thu lượm sò về, lấy thịt sò và rửa sạch rồi ngâm nước vớt ra để khô và cho muối sau đó giã mịn. Thêm vào đó là ớt bột và riềng trộn đều rồi cho vào lọ kín. Thời gian để là 8-10 ngày sau đó khi nhìn thấy nước bên dưới đó chính là mắm là có thể ăn được.

Gỏi sò huyết

Gỏi sò huyết được chế biến khá đơn giản. Sò huyết được rửa sạch, để ráo rồi làm cho chín tới, còn giữ được độ tươi ngon. Người sành ăn lấy sò huyết ướp đá để sò “há miệng” thì tách thịt khỏi vỏ. Củ hành tím được xắt khoanh mỏng ướp đá cho bớt vị nồng hoặc có người thích giữ nguyên vị nồng để tăng thêm vị ngon cho món ăn. Nước giấm đường pha chế sao cho có vị chua và ngọt vừa miệng. Gừng và xả xắt khoanh mỏng được trộn chung với nước giấm đường, để chừng nửa tiếng đồng hồ để tạo vị đậm đà. Thịt sò huyết được trộn với hỗn hợp nước giấm cho đều. Sau đó, người ta lót rau húng ra dĩa và để sò huyết trộn lên trên. Món gỏi này được chấm với nước mắm chua ngọt. Nhưng phần lớn thực khách dùng chung với bánh tráng mè nướng như ăn kèm với hến xào ở Huế.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới