Chiêm tinh đài báu vật thứ 31 của xứ kim chi

Vào thế kỷ thứ 7, Nữ hoàng Seondeok của vương triều Silla (632-647) đã cho xây dựng đài thiên văn Cheomseongdae cao 9,4 m. Đây là báu vật thứ 31 của đất nước Hàn Quốc.

 

Nơi đây còn là điểm đến thu hút giới trẻ

Ngoài các công ty du lịch thường xuyên dẫn khách đến tham quan, nơi đây còn là điểm đến thu hút giới trẻ tìm đến học lịch sử và giao lưu văn hóa.

Sự kết hợp độc đáo của kiến trúc cổ xưa

Theo sử sách, vào thế kỷ thứ 7, Nữ hoàng Seondeok của vương triều Silla (632-647) đã cho xây dựng đài thiên văn này. Chiêm tinh đài có cấu trúc bằng đá, là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc cổ xưa. Toàn bộ đài thiên văn cao 9,5 m. Đây là báu vật thứ 31 của Hàn Quốc và là di sản quan trọng trong quần thể di sản cố đô Gyeongju. Vào ngày 20/12/1962, nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Đài quan sát khoa học đầu tiên trên toàn thế giới

Đây là đài quan sát khoa học đầu tiên trên toàn thế giới được xây dựng dưới dạng một chiếc tháp đá.

Công viên bên cạnh đài thiên văn.

Xung quanh đài thiên văn là một công viên thoáng mát. Vào dịp cuối tuần, người dân Hàn Quốc thường tìm đến vui chơi.

Đài thiên văn Cheomseongdae lâu đời nhất châu Á

Đài thiên văn Cheomseongdae lâu đời nhất châu Á tại tỉnh Gyeongju (Hàn Quốc) là một trong những điểm đến thú vị ở xứ kim chi.

Đế của đài thiên văn tượng trưng cho 4 mùa

Đế của đài thiên văn hình vuông bốn cạnh tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi cạnh tháp có ba viên đá tượng trưng cho 3 tháng trong tiết.

Đài thiên văn dưới ánh đèn rực rỡ

Đài thiên văn được xây dựng từ 362 viên đá granite. Thể hiện cho 362 ngày trong năm theo Âm lịch của người Sila.

Các viên đá được chồng lên nhau 27 lớp.

Theo các suy luận của các nhà khoa học, có thể nữ đế Seondeok là người trị vì thứ 27 nên mới tạo ra 27 lớp đá như vậy.

Theo Zing News

Tags: Hàn Quốc

Bài khác

Bài viết mới