Chợ nổi Cái Răng và những điểm đến miền Tây mùa nước nổi

Những ai từng đặt chân đến miền sông nước Tây Nam Bộ đều ấn tượng sâu sắc với vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, không hề phô trương, hoa mỹ của cảnh vật và con người nơi đây. Đến với miền Tây bạn nhất định không thể bỏ qua chợ Nổi – một nét văn hóa độc đáo mà chỉ có những người dân vùng sông nước có được. Đến miền Tây mùa nước nổi là đến đúng mùa du lịch, khi mà nơi đây đang khoác trên mình lớp áo sắc màu rực rỡ nhất.

Ảnh: Nathanlie Capitan

+ Đi chợ nổi vào lúc mặt trời chưa thức giấc

Ảnh: Nguyễn Đình Ri Vì khoảng 9h sáng là chợ nổi Cái Răng đã vãn ghe nên bạn phải đi từ rất sớm, thậm chí từ khi trời còn chưa sáng rõ. Ngay từ lúc rạng đông, bạn sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của bình minh, đón những tia nắng mới trên sông. Ngoài ra, việc được tận mắt nhìn thấy khung cảnh tấp nập của chợ nổi, cảnh hàng hóa được chất trên ghe thuyền thật "hoành tráng" sẽ làm bạn thấy thích thú.

+ Thưởng thức đồ ăn sáng ngay giữa sông nước mênh mang

Ảnh: Nguyễn Đình Ri Các xuồng bán phở, hủ tiếu, cà phê (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan. Thưởng thức tô hủ tiếu ngay giữa vùng sông nước là một trải nghiệm mới lạ và thú vị.

Mùa nước nổi ở miền Tây là gì

Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch), con nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về Đồng Bằng Sông Cửu Long tạo thành một biển nước, nhất là tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tứ Giác Long Xuyên. Đây là lúc những cánh đồng xanh mát khi xưa được thay thế bởi cảnh tượng mênh mông sóng nước vô cùng đẹp đẽ. Mùa nước nổi cũng đem về cho người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn một mùa bội thu tôm cá. Không chỉ đem lại một sức sống mới cho bà con nông dân nơi đây, mùa nước nổi miền Tây còn mang lại sức sống mới cho những cây sen, bông súng, cỏ năng, rừng tràm thêm xanh tốt. Mỗi mùa nước nổi về, miền Tây như được thay một màu áo mới, là mùa chim khắp nơi bay về làm tổ đầy đàn. Nói cách khác, đây thời điểm tất cả mọi thứ ở vùng đất này sinh sôi nảy nở.

Miệt vườn Tây Nam Bộ

Du lịch mùa nước nổi mà chưa một lần được khám phá và thưởng thức đặc sản trái cây ngay tại vườn là một điểm thiếu sót lớn. Có rất nhiều lựa chọn khi đến miền Tây Nam bộ: miệt vườn Cái Bè – Tiền Giang, miệt vườn Cái Mơn – Bến Tre, vườn trái cây Vĩnh Long… Hương vị thơm ngọt của những cây trái sai trĩu, khung cảnh thôn quê bình yên và sự chân chất dân dã, nồng hậu của người dân nơi đây khiến ai cũng thương nhớ và muốn trở lại thêm một lần nữa.

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Ảnh: Nguyễn Đình Ri Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) là nơi tập trung buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, từ lúc tờ mờ sáng và đến khoảng 8-9h thì vãn. Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8h vì đó là lúc chợ đông đúc và nhộn nhịp nhất.

Rừng tràm Trà Sư, Châu Đốc

Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 km về hướng Nam. Với diện tích gần 850 ha, Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng tây sông Hậu với phần lớn cây ở đây là tràm trên 10 tuổi. Ngoài ra đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm khác nhau. Thời điểm tháng 10, 11 trong năm là lúc Trà Sư khoác lên mình chiếc áo đẹp nhất. Ngồi trên đò máy để vào trong khu rừng tràm, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của khu rừng. Đò máy rẽ nước chạy chậm rãi vào bên trong. Những cây tràm đứng ngay hàng thẳng lối như đang chào đón du khách. Sau khi vào sâu hơn, chúng tôi chuyển qua xuồng chèo tay để khám phá khu rừng.

Làng nổi Châu Đốc, An Giang

Ảnh: HELIO1412/DRONESTAGRAM Làng nổi Châu Đốc là điểm du lịch đặc biệt nhất, là dấu ấn riêng của vùng Châu Đốc nói riêng và cả miền tây mùa nước nổi nói chung. Đến đây, bạn sẽ tận mắt chứng kiến cuộc sống mà mỗi chiếc bè được xem như một căn hộ trải dài dọc hai bờ sông. Thật kì diệu nhưng người dân Châu Đốc có thể sống cuộc sống được gói gọn trên chiếc bè ngang 4 m, dài 7-8 m. Đến Châu Đốc mùa nước nổi bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ. Bơi ghe đi hái bông súng là một trong những hoạt động thú vị, bạn vừa có thể ngắm cảnh sông nước, vừa có thể tự tay hái những nhánh bông súng xinh đẹp với sắc hồng rực rỡ về ăn.

+ Nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ sống trên ghe

Ảnh: Nguyễn Đình Ri Đối với những người mua bán lênh đênh sông nước miền Tây, chiếc ghe không chỉ là cửa hàng mà còn là ngôi nhà di động của họ, mọi hoạt động mua bán, sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe. Thế nên chợ nổi không chỉ đơn giản là chợ mà còn là nhà, không chỉ là văn hóa chợ mà còn là nét sinh hoạt của bà con miệt sông nước miền Tây. Qua bao đời, các chợ nổi – nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới