Cùng đi chơi xa, đón Tết thân thương tại các quốc gia Châu Á

Có nhiều quốc gia ăn Tết Nguyên Đán tại Châu Á, nhưng mỗi nơi lại có những phong tục tập quán và cách tổ chức khác nhau. Việc đi du lịch đón Tết cổ truyền tại một nước khác xứng đáng là một trải nghiệm đáng nhớ.

Tham khảo tour Tết du lịch Châu Á TẠI ĐÂY.

Thái Lan

Thái Lan là lựa chọn hàng đầu nếu bạn đang có ý định đi du lịch kết hợp với hành hương đầu năm. Du khách sẽ được ghé thăm chùa Phật Ngọc trong Hoàng cung, chùa Phật Vàng quý hiếm và linh thiêng để cầu may cho năm mới. Sau đó là thỏa thích vui chơi ở Pattaya, hoặc cảm nhận sự yên bình nhưng không kém phần sôi động ở biển Phuket...

Singapore

Tết Nguyên đán ở Singapore hấp dẫn với nhiều lễ hội mùa xuân như: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, Lễ diễu hành Chingay và Lễ hội River Hongbao. Du khách có thể tham gia nhiều trò chơi và thoải mái mua sắm tại các phiên chợ của người Hoa. Cùng với sư giao thoa văn hóa các nền dân tộc quanh khu vực, đến Singapore dịp đầu năm du khách còn được nhận những phong bao lì xì may mắn.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Tết cổ truyền được gọi với cái tên Seollal. Vào những ngày đầu năm mới, người dân Hàn Quốc sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống Hanbok làm nghi lễ cúng bái tổ tiên vào mùng 1 và ăn món tteokguk. Những năm gần đây người dân Hàn Quốc cũng chọn đón Tết bằng cách đi du lịch, nghỉ dưỡng tại các khu trượt tuyết hoặc ghé thăm những làng nghề truyền thống, cung điện, bảo tàng… bởi nơi đây thường xuyên diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, những trò chơi dân gian, tuyền thống chào đón năm mới.

Malaysia

Thủ đô Kuala Lumpur là nơi mang đậm màu sắc truyền thống của Tết Nguyên Đán. Tất cả là nhờ vào cộng đồng người Hoa đông đảo tại đây. Ghé Malaysia dịp Tết bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn pháo hoa hoành tráng tại tháp đôi Petronas – niềm tự hào của người dân Malaysia. Ngoài ra những trung tâm mua sắm, giải trí, ẩm thực tại Malaysia cũng náo nức, sôi động không kém trong dịp Tết.

Nhật Bản

Trước đây người Nhật cũng ăn Tết Nguyên Đán, tuy nhiên từ năm 1873 đến nay, họ chuyển sang đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch nhằm tiết kiệm thời gian. Mặc dù vậy, Tết của người Nhật Bản vẫn giữ được những nét truyền thống, không bị mai một theo thời gian. Trong đêm giao thừa, du khách có thể thử ăn mì sợi dài toshikoshi-soba giống như người Nhật, sau đó tới thăm một ngôi đền hoặc chùa để cầu nguyện, uống rượu amazake được phát cho đám đông tại các đền thờ Thần đạo Shinto, rút quẻ đầu năm. Một số đền chùa nổi tiếng ở Nhật Bản dịp Tết là đền Thiên Hoàng Minh Trị ở Tokyo, đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, Sumiyoshi Taisha ở Osaka...

Đài Loan

Tết Âm lịch tại Đài Loan kéo dài từ 30 Tháng Chạp cho tới ngày mồng 4 tháng Giêng. Cách người dân Đài Loan đón Tết có khá nhiều điểm tương đồng với nước ta như tục lễ tiễn ông Táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ áo mới, chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để lễ ông bà tổ tiên, đi lễ Chùa vào dịp đầu năm mới để cầu may mắn cho cả năm. Đến Đài Loan ngày Tết, du khách không nên bỏ qua các khu chợ trải dài khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam, mở cửa suốt ngày với đầy đủ các đồ ăn, thức uống hấp dẫn như hải sản chiên giòn, trứng tráng hàu, đậu phụ thối, trà sữa chuẩn vị xứ Đài… Ngoài việc đi lễ chùa cầu may vào ngày Tết, ở Đài Loan còn nhiều địa điểm tham quan, check-in đẹp lung linh như tháp Taipei 101, công viên quốc gia Tarako… Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí nhộn nhịp, náo nhiệt chỉ có ở ngày Tết như lễ hội thả đèn trời, đốt pháo, rước đèn…

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới