Hành hương lễ Phật cùng gia đình ở Thiên Cấm Sơn

Tại miền Tây sông nước có một khu vực với những núi non trập trùng và cảnh quan nên thơ hữu tình. Đó chính là vùng thất sơn – bảy ngọn núi – tại An Giang. Trong số dãy bảy ngọn núi này, có núi Cấm – hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn là đỉnh núi cao nhất. Bạn có thể cùng gia đình hành hương đến Thiên Cấm Sơn những ngày đầu năm để cầu may mắn và bình an.

 

Cảnh sắc Thiên Cấm Sơn

Thiên Cấm Sơn có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á ngồi tươi cười trên đỉnh núi, để mang đến phước lành cho trần thế. Ngoài tên gọi Thiên Cấm Sơn thì ngọn núi này còn có một cái tên khác, dân dã hơn là núi Cấm. Đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn của tỉnh An Giang. Giữa khung cảnh núi trời bao la, Thiên Cấm Sơn vẫn cứ sừng sững giữa đồng bằng như viên tướng khổng lồ trấn thủ vùng biên cương Tây Nam. Từ đỉnh núi cao nhất vồ Bồ Hong với 716m, du khách có thể trông xuống khu vực Thiền viện Phật Lớn, tựa như một lòng chảo được bao bọc bởi các chóp núi chập chùng kỳ vĩ. Đây là vùng cao nguyên trù phú giữa lòng núi Cấm, quanh năm ra hoa kết trái xanh tươi đủ sắc màu.

Cách lên Thiên Cấm Sơn

Có 3 cách để du khách lựa chọn để di chuyển đến Thiên Cấm Sơn: • Đi cáp treo: Bạn có thể đi cáp treo mất khoảng 15 phút. Xuất phát từ nhà ga Lâm Viên dưới chân núi lên đến nhà ga nằm trên đỉnh núi. • Đi xe men theo đường nhựa. • Bộ hành dọc theo con đường mòn để đến đỉnh núi. Thường thì những du khách, kể cả là người già, đến Thiên Cấm Sơn hành hương sẽ chọn cách bộ hành lên đỉnh núi. Trong hành trang lễ Phật của mình, họ sẽ mang theo cả nhang đèn, hoa quả để dâng cho những ngôi chùa trên đỉnh núi.

Đến Thiên Cấm Sơn những ngày Tết

Thiên Cấm Sơn những ngày xuân về đẹp như một bức tranh vẽ, với những mây nhè nhẹ và nắng ấm , giữa không gian khí trời mát mẻ. Trên đỉnh núi Cấm có hệ thống chùa chiền và tượng Phật, hồ nước, vườn cây rất đẹp. Cũng bởi thế mà nơi đây là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách ở An Giang. Đồng thời cũng là điểm du lịch tâm linh thu hút mà đông đảo các thiện nam tín nữ hành hương về lễ Phật, vọng cảnh. Vào những ngày năm mới Tết đến, bạn có thể đến vùng miền Tây sông nước không quá xa Sài Gòn để du lịch cùng gia đình. Và An Giang cũng sẽ là một địa điểm lý tưởng, với nhiều danh thắng và thức ăn ngon. Trong số nhiều hoạt động tại nơi đây, bạn có thể bỏ ra một phần thời giang để hành hương tại vùng núi Thiên Cấm Sơn linh thiên, để thưởng cảnh và cầu may ngày đầu năm. Ngoài ra, trong khu vực lòng chảo này cũng có một số nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ du khách lưu trú qua đêm thưởng thức không gian huyền ảo, lãng mạn về đêm trên đỉnh núi Cấm. Những ngày cuối năm cũ chuyển mình sang năm mới, không khí ở đây từ nắng hanh bỗng sang mát lạnh không khác Đà Lạt hay Tam Đảo, nên thu hút nhiều du khách, nhất là các đôi trai gái đưa nhau lên núi tình tự, thưởng xuân hoặc đại gia đình cùng đi du xuân, cầu an đầu năm.

Ngắm nhìn nụ cười an lành của Đức Phật Di Lặc đầu năm mới

Dường như cả dãy núi nơi đây cũng trở nên an lành hơn trước nụ cười của bức tượng Phật Di Lặc trên Thiên Cấm Sơn. Tượng Phật Di Lặc có chiều cao 33.6m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1,700 tấn. Bức tượng Phật Di Lặc này đã đạt đến độ thẩm mỹ cao về kiến trúc, hài hòa giữa không gian núi rừng với độ cao của tượng. Sự hài hòa còn thể hiện ở từng chi tiết nghệ thuật của bức tượng, từ nụ cười của Phật Di Lặc đến ánh mắt, vành tai, tay, tư thế ngồi, hướng nhìn… Ngày 29-5-2013, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công bố tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm là “Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất ở châu Á”.

Hoạt động tại Thiên Cấm Sơn

Nhờ lợi thế của vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà Thiên Cấm Sơn đã trở thành một địa điểm lý tưởng, về cả du lịch sinh thái lẫn tâm linh. Ở phía Đông chân núi Cấm, có Khu du lịch Lâm Viên với đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, nghỉ dưỡng. Do đó bạn và gia đình cũng không lo thiếu hoạt động khi đến du lịch những ngày Tết tại nơi đây. Từ khu du lịch men theo lối mòn lên núi, du khách sẽ bắt gặp được ngọn suối Thanh Long thơ mộng mát lành. Rồi lên cao chút nữa là đến cửa Sơn Thần, dẫn lối vào khu bình nguyên chùa Phật Lớn, với động và hồ Thủy Liêm trầm mặc.

Nguồn: Tổng hợp.

Bài khác

Bài viết mới