Làng nghề hấp cá ở Quy Nhơn

Do nguồn cá thu hoạch dồi dào, giá rẻ, người dân ven bến Hàm Tử (Quy Nhơn, Bình Định) nghĩ ra cách hấp cá để bán ở những nơi xa hơn.

 

Căn chỉnh thời gian hấp cá

Nước hấp được pha theo công thức riêng để đảm bảo vị đậm đà của cá biển. Thời gian hấp cá của mỗi loại cũng được căn hợp lý để cá chín tới, đảm bảo thịt dai và giữ nguyên vị ngon.

Các loại cá tươi

Nghề hấp cá ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ tại chợ cá nằm ven bến Hàm Tử. Các thuyền chở cá tươi từ biển về sẽ được các lò hấp thu mua, thường là các loại như: cá mực, cá nục, cá cơm, cá sọc dưa, cá ngừ…

Thu nhập của nghế hấp cá

Thu nhập từ công việc này khoảng 100.000 - 200.000 đồng một ngày giúp họ trang trải cuộc sống. Đây cũng là động lực để họ vượt qua cái nóng hầm hập của lò hấp hàng ngày.

Các công đoạn làm sạch cá

Sau khi mua về, những nhân công ở đây làm sạch cá qua các công đoạn như: đánh vảy, mổ ruột, cắt lát và xếp ngăn nắp vào các rổ tre để chờ cho vào lò hấp. Vì phải làm thật nhanh với số lượng lớn nên người thợ chỉ sơ sểnh một chút là có thể bị đứt tay.

Công đoạn vệ sinh

Sau một ngày làm việc, người ta thường vệ sinh sạch sẽ không gian chế biến. Mùi đặc trưng của lò hấp cá sẽ ám vào quần áo, tóc nặng đến mứckhó có thể tẩy sạch hết được. Ngày mới vào nghề người thợ nào cũng phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với mùi đặc trưng của lò hấp và không gian chế biến cá. Trước đây mỗi lò thường làm từ một đến hai tạ cá mỗi ngày nhưng giờ sản lượng giảm còn một nửa. Hiện các lò chỉ làm từ sáng đến trưa là hết việc, một số ít lò còn làm tiếp đến chiều.

Cá được đưa vào lò hấp

Cá đã qua sơ chế sẽ được đưa lần lượt vào lò hấp với nước đang sôi sùng sục trên bếp.

Công việc của thợ chính lò hấp

Người thợ hấp cá nhấc bổng sọt cá tầm 10 kg lên cao hơn 1,2 m để cho vào nồi nước sôi, rồi lắc sọt cá sao cho ngập đều nước, đợi đến khi chín vớt ra mang đến đến nơi tập trung. Các công đoạn này được người thợ thao tác liên tục cả ngày.

Theo vnexpress

Bài khác

Bài viết mới