Mùa lá đỏ, mùa của những lễ hội ở xứ sở Phù Tang

Mùa thu là lúc Nhật Bản khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy bởi sắc đỏ của từng lá phong, lá thích, những cánh hoa rẻ quạt và còn là mùa của hàng loạt các lễ hội truyền thống đặc sắc đầy thú vị.

 Nhật Bản là một nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc và rất độc đáo của Phương Đông. Nhắc đến xứ sở Phù Tang này người ta không chỉ nhớ tới hoa anh đào, rượu sake, mà ở xứ sở mặt trời mọc còn được biết đến với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Mùa thu cũng là lúc cho những ai muốn khám phá, thích náo nhiệt và tìm hiểu nền văn hóa nơi đây.

Takayama- Lễ hội rước kiệu sặc sỡ sắc màu

Takayama Matsuri là một trong những lễ hội hiếm hoi được tổ chức 2 lần trong một năm vào mùa xuân (tháng 4) và mùa thu (tháng 10). Những chiếc kiệu rước đầy màu sắc rực rỡ sẽ diễu hành vòng quanh thị trấn tiến về đền Hachimagu từ ngày 7-9 tháng 10 mang tâm ý tạ ơn thần linh. Dù tiết trời thu se lạnh nhưng bầu không khí lễ hội Takayama ở đền Hachimagu diễn ra rất nóng, nhất là khi những chiếc kiệu rước đầy màu sắc, chiếc được gắn những con búp bê Karakuri bên trên có thể di chuyển và nhảy múa - diễu hành qua các con phố cổ. Khác với vẻ tráng lệ và rực rỡ vào ban ngày, những chiếc kiệu Hikiyama xuất hiện vô cùng lung linh với hàng trăm lồng đèn thắp sáng ở hai bên, những cỗ xe ánh sáng này soi bóng xuống mặt nước thấp thoáng, hòa cùng điệu nhạc ma mị đặc trưng của lễ hội Nhật Bản truyền thống tạo nên bầu không khí huyễn hoặc và cảm giác thực thực ảo ảo ở những nơi mà nó đi qua. Nếu đã có dịp được chiêm ngưỡng tận mắt Takayama Matsuri, chắc chắn sự nguy nga đến choáng ngợp của dàn kiệu rước và đoàn diễu hành sẽ khiến bạn phải thốt lên “Thật không hổ danh là một trong ba lễ hội lớn được liệt vào hàng di sản văn hóa dân tộc quan trọng nhất ở Nhật Bản”.

Lễ hội Daimyo Gyoretsu ở Hakone

Lễ hội Daimyo Gyoretsu là một lễ hội văn hóa mùa thu được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 11, là một kỳ nghỉ quốc gia tại Nhật Bản được gọi là Bunka no Hi (ngày Văn hoá). Hakone Daimyo Gyoretsu có các ban nhạc diễu hành, các cô gái nhảy múa và cuộc diễu hành của một triều đại phong kiến diễn ra tại Yumoto Onsen ở Hakone, phía tây Tokyo. Hakone là một địa điểm tuyệt vời cho lễ hội với phong cảnh núi non tuyệt đẹp, khung cảnh tuyệt vời của núi Phú Sĩ, các suối nước nóng Onsen truyền thống và các nhà nghỉ kiểu Ryokan. Các trang phục có lịch sử chính xác với sự chú ý tuyệt vời đến chi tiết và bao gồm các chiến binh Samurai, nhân viên tòa án, Geisha và công chúa xinh đẹp Nhật Bản. Cuộc diễu hành được đi kèm với dàn nhạc diễu hành và các vũ công truyền thống được gọi là Geigi, những người truyền thông-khách mời trong các bữa tiệc với bài hát và khiêu vũ.

Lễ hội Okunchi của đền Karatsu ở Saga

Lễ hội Okunchi của đền Karatsu ở Saga sẽ diễn ra vào ngày 2-4 tháng 11 là một trong những lễ hội khác thường nhất của Nhật Bản được tổ chức ở Nagasaki từ thế kỷ 17-khoảng thời gian mà người Trung Quốc sống tại đây. Đây là thời gian chính quyền Nhật Bản cấm người nước ngoài neo đậu tại các cảng của Nhật, nhưng các tàu Trung Quốc và Hà Lan là một ngoại lệ. Lễ hội Okunchi tôn vinh các thương nhân này bằng nhiều hình thức: các điệu múa truyền thống, hội chợ, hóa trang, rước kiệu và nhiều trò giải trí khác. Hàng loạt chiếc thuyền lớn với nhiều hình thù khác nhau như cá tráp, rồng và một số các loại sinh vật khác được sơn tỉ mỉ và những chiếc thuyền to lớn này được những người đàn ông khỏe mạnh mang diễu hành suốt khắp các con đường trên phố cùng tiếng hò hét.

Kurama - Lễ hội lửa của đền Yuki

Lễ hội lửa Kurama diễn ra vào ngày 22 tháng 10 hàng năm tại Đền Yuki – Jinja. Lễ hội được diễn ra với hàng dài ngọn đuốc được thắp sáng trong màn đêm. Nếu nhìn từ xa, bạn có cảm tưởng như đang được chứng kiến một con rồng lửa bắt đầu từ dưới núi tiến về điểm kết thúc là đền Yuki-Jinja dọc theo lối vào ngôi đền. Lễ hội mang ý nghĩa cầu cho thế gian được an lành, hạnh phúc.

Kenka Matsuri - Lễ hội đánh nhau

Lễ hội Kanka Matsuricủa đền Matsubara ở Himeji sẽ diễn ra vào ngày 14-15 tháng 10 mang ý nghĩa là cuộc chiến đấu giữa 7 ngôi làng, mỗi làng sở hữu 1 chiếc kiệu yatai lớn-đền thờ di động-với màu sắc đặc trưng của làng đó để làm hài lòng các vị thần. Những người tham gia sẽ rước kiệu lên và tông vào nhau. Họ quan niệm rằng, các vị thần sẽ ban phước cho người chiến thắng với một vụ thu hoạch tốt trong năm sau.

Torinoichi - Lễ hội Gà trống

Lễ hội Torinoichi-lễ hội Gà trống thường được tổ chức vào tháng 11 hằng năm ở đền Otori tại vùng Kanto được tổ chức như một nghi lễ nhà nông với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã ban cho một vụ mùa bội thu.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới