Sắc màu độc đáo của làng nghề làm hương truyền thống

Người Việt Nam tin rằng khói hương là sợi dây huyền ảo kết nối giữa cuộc sống thực tại và tâm linh. Nén hương không biết từ lúc nào đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt như một nét văn hoá truyền thống. Ngày nay, khắp 3 miền của đất nước vẫn có những làng làm hương cổ truyền, miệt mài, cần mẫn tiếp tục công việc của mình, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá ấy.

Ảnh: Vũ Kim Ngân

Làng nghề Xuân Thuỷ, Huế

Ảnh: Accessibility Navigation Cách trung tâm thành phố Huế độ chừng 7km về phía Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nằm ngay trên đường Huyền Trân Công Chúa. Nơi đây là mảnh đất nằm ngay dưới chân đồi Vọng Cảnh, nằm bên cạnh dòng sông Hương hiền hòa thơ mộng. Vừa bước đến đầu làng, chưa thấy hương đâu đã kịp nghe thơm nức mũi, gợi nhớ cho ta những khoảnh khắc an yên quây quần bên gia đình, gợi cho ta ngày lễ tết nô nức sum vầy, tự nhiên tâm trạng cũng trở nên háo hức được tham quan làng nghề hơn hẳn. Ở làng Thủy Xuân này người người làm hương, nhà nhà làm hương. Nghề truyền thống của ông cha để lại đã ăn sâu vào máu thịt người dân làng Thủy Xuân rồii. Họ làm hương với niềm say mê, trân quý. Sáng sáng khi nắng chưa kịp đổi màu, người ta đã sắp hương ra giữa trời đem phơi, làm rực rỡ cả con đường Huyền Trân Công Chúa. Những năm gần đây du lịch trên đà phát triển, Huế mộng mơ nườm nượp đón nhiều đoàn khách từ trong nước đến quốc tế. Họ thăm quan Huế, thăm quan đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức đều không quên ghé làng hương Thủy Xuân bởi làng nghề đây nằm ngay cửa ngỏ đến hai địa điểm thăm quan hút khách này.

Làng hương ấp Long Tân, Tây Ninh

Tây Ninh được ví như mảnh đất của những làng nghề cổ truyền. Trong đó, ấp Long Tân, xã Long Thành Bắc là nơi nổi tiếng với làng nghề làm nhang. Cây nhang thành phẩm không có màu vàng ươm như thường thấy, thay vào đó là màu vàng, nâu của lá và hoa khô. Khác với Huế, nhang Tây Ninh đượm màu vàng hoặc nâu đơn giản. Không cuộn tròn từng bó, người ở đây phơi nắng que nhang trên những kệ dài. Nguyên liệu chính để làm nhang là lá gòn. Lá gòn sau khi mua về, được phơi khô rồi mang đi xay thành bột. Bột lá gòn đem trộn với nước và một lượng bột cho mùi hương như quế, trầm… sẽ ra hỗn hợp bột nhang. Mùi hương của nhang không nồng không đậm, ngược lại rất nhẹ nhàng, ẩn sâu.

Làng Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Lối vào làng Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) luôn đỏ rực màu chân nhang. Đây là làng nghề tăm nhang có truyền thống cả trăm năm nay ở Hà Nội, sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn bán ra nước ngoài như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia… Giữa nhịp sống hiện đại, mặc dòng chảy thời gian, thủ đô vẫn tồn tại một góc riêng rất bình lặng, êm đềm, truyền thống. Tới đây, bạn sẽ thấy màu đỏ cánh sen của những tăm hương được gói thành từng bó bao phủ khắp ngôi làng. Nhìn từ trên cao, những khoảng sân phơi tăm hương tựa như vườn hoa đỏ rực dưới nắng tuyệt đẹp.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới