Tan chảy với hương vị bánh ngọt Đức

Không chỉ có những tòa lâu đài đẹp như cổ tích, mà nước Đức còn cả một lịch sử bánh ngọt lâu đời có thể làm tan chảy mọi tín đồ hảo ngọt. Mùa hè này, nếu có cơ hội du lịch đến Đức bạn tuyệt đối đừng bỏ qua cơ hội nếm thử những món bánh ngọt dưới đây nhé.

Ảnh: Bake O'Clock

Baumkuchen

Trong tiếng Đức Baumkuchen có nghĩa là cái cây. Cũng bởi lẽ đó mà bánh có hình tròn mô phỏng thân cây và các lớp = tượng trưng cho vân cây. Người Đức thường làm Baumkuchen bằng cách nướng bánh trên một trụ ống dài, rồi người thợ sẽ bôi đều lớp bột bánh xung quanh trụ, sau đó bánh được nướng chín trước khi bôi lớp mới lên. Thông thường một chiếc bánh sẽ có từ 15 đến 20 lớp bột.

Black forest

Black forest trong tiếng Đức là schwarzwälder mang hai cách lí giải. Cách lí giải thứ nhất là đặt theo tên của một khu rừng đen ở Baden-Württemberg; cách lí giải thứ hai là đặt theo tên một thành phần của bánh. Black forest được tạo nên bởi nhiều lớp bông lan màu nâu vị chocolate, xen giữa các lớp kem tươi trộn với anh đào, cứ một lớp bánh người thợ sẽ cho một lớp kem. Lớp ngoài cùng của bánh được phủ kem tươi và những mẩu socola được thái vụn.

Bienenstich

Được xem là một trong những chiếc bánh ngọt ra đời sớm nhất ở Đức, Bienenstich có nghĩa là “vết ong đốt”. Cái tên này được được người ta lí giải một cách hài hước rằng: có một chú ong đã bị hấp dẫn bởi chiếc bánh và bay vào đốt người thợ khi ông đang làm bánh. Bienenstich gồm có 2 lớp, bên trong là nhân kem vanila, buttercream, kem tươi, bông lan; còn bên ngoài là lớp vỏ hạnh nhân caramel. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị giòn bên ngoài, mềm mịn ở phần bên trong.

Prinzregententorte

Prinzregententorte được mệnh danh là “người mẹ của mọi loại bánh chocolate” với lớp socola mịn màng, sánh mịn bao phủ bên ngoài. Bánh thường có từ 6 đến 9 lớp, giữa mỗi lớp bánh là một lớp buttercream. Tên bánh được đặt theo tên hoàng tử Luitpold, người trị vì Bayern từ năm 1889. Tuy nhiên người thợ đầu tiên làm ra chiếc bánh này là ai vẫn còn là điều tranh cãi. Một số người cho rằng, vị đầu bếp riêng của hoàng tử Luitpold, John Rottenhöfer đã làm ra chiếc bánh này để vinh danh hoàng tử. Trong khi một số khác lại kể rằng, người đầu bếp tài ba Anton Seidl chính là người làm ra chiếc bánh. Ông đã nướng một chiếc bánh chocolate có 9 lớp, tượng trưng cho 9 người con của vua Ludwig I, cha của hoàng tử Luitpold.

Streuselkuchen

Ảnh: platedcravings.com Streuselkuchen trong tiếng Đức có nghĩa là bánh bông lan phủ vụn bánh. Bánh gồm có hai lớp, lớp vỏ ngoài giòn, lớp phía trong là bông lan mềm và ẩm. Phía trên cùng của Streuselkuchen sẽ được phủ một lớp vụn bánh ngọt, ngoài ra có thể thêm mứt hay kem béo ngậy. Thời xa xưa, Streuselkuchen thường xuất hiện trong các hội chợ, trong ngày Lễ Tạ ơn, các đám cưới và lễ rửa tội. Cho đến đầu thế kỉ XX thì chiếc bánh này thường được dùng sau các buổi lễ tang. Do đó, bánh Streuselkuchen còn mang một cái tên khác là “bánh lễ tang”.

Nguồn: Tổng hợp.

Bài khác

Bài viết mới