Theo chân khách Tây ăn Tết Việt

Đón Tết Việt Nam, tự tay làm và thưởng thức những món ăn cổ truyền, chơi trò chơi dân gian, tìm hiểu về nền văn hóa Việt. là trong những điều thú vị đối với du khách nước ngoài thực hiện trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam.

 

tìm hiểu về Tết cổ truyền người Việt

Có mặt tại hội chợ, mọi người ngạc nhiên thích thú, khi thấy một người Tây dáng dong dỏng, mực thước trong bộ áo dài, khăn đóng, đang ngồi miệt mài tập viết chữ Nho - như ông thầy đồ trong bài thơ nổi tiếng "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên. Khi được hỏi, người Tây mặc áo ông đồ ấy chia sẻ mình là Matthias Weismann, vốn là Tổng giám đốc quản lý Furma. Đây là năm thứ 4 ông có mặt tại Việt Nam và háo hức chờ đợi khoảnh khắc chung vui bên mâm cơm giao thừa Bính Thân 2016. Ông chia sẻ trong 6 năm qua, Furama tổ chức Lễ hội chợ Tết Cổ truyền là một việc vô cùng nhân văn. Kể từ lúc làm quản lý tại đây, ông đều hào hứng tham gia các chương trình sự kiện và chuẩn bị chu đáo sao cho giống phiên chợ Tết cổ truyền thật sự. "Tôi là người Thụy Sĩ nhưng trót yêu văn hóa Việt Nam, con người Việt"

May mắn vì đến Việt Nam đúng dịp Tết cổ truyền

Adriana và Gabriella, hai du khách đến từ đất nước Argentina, cho biết họ cảm thấy rất may mắn khi đến Việt Nam vào đúng thời điểm này, và nhất định sẽ ở lại cảm nhận hương vị Tết cổ truyền Việt Nam. Còn Andrea và Evelin, hai du khách người Thụy Sĩ thì chia sẻ: “Mình cảm thấy không khí người dân chuẩn bị Tết rất náo nhiệt. Mọi người ra đường mua sắm nhộn nhịp, và tắc đường nhiều quá. Bọn mình vừa trở ra từ phố Hàng Mã, những đồ trang trí Tết ở đó rực rỡ sắc đỏ tượng trưng cho may mắn khiến mình cảm nhận được một năm mới an lành đang đến gần".

Họ cảm thấy ấm áp như đang đón tết ở nhà

Lần đầu đón Tết Việt Nam, tự tay làm và thưởng thức những món ăn cổ truyền, chơi trò chơi dân gian, tìm hiểu về nền văn hóa mới lạ cùng sinh viên bản địa khiến du học sinh nước ngoài tại Việt Nam cảm thấy ấm áp như đón tết trên quê hương mình. Nurul A’gilah, du học sinh đến từ đất nước Brunei chia sẻ: "Ở Brunei chúng tôi có tết Hari Raya, cũng giống như các bạn, chúng tôi đi thăm người thân, bạn bè, họ hàng và nấu những món ăn cổ truyền. Khi thấy các bạn sinh viên đóng gói đồ, ai cũng muốn nhanh chóng trở về nhà đón tết đã làm cho tôi thấy nhớ gia đình và muốn về. Nhưng khi được tham gia ngày hội, được các bạn sinh viên ở đây tận tình hướng dẫn làm rất nhiều món ăn cổ truyền và chơi trò chơi dân gian, tôi cảm thấy ấm áp như đang đón tết ở nhà, xung quanh gia đình, bạn bè mình". Uneh Kenn (sinh viên khoa quản trị kinh doanh Trường đại học FPT), thích thú kể: “Tôi sẽ đi khắp đất nước Việt Nam để khám phá nhiều hơn về đất nước và con người Việt Nam. Tôi muốn được đón tết ở khắp nơi để cảm nhận ngày tết cổ truyền Việt Nam ở từng vùng miền như thế nào. Hẳn đó sẽ là một chuyến trải nghiệm thú vị ”.

Sinh viên nước ngoài thích thú gói bánh chưng Tết

Hàng chục sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã tỏ ra rất thích thú tham gia màn gói bánh chưng Tết và các trò chơi dân gian của Việt Nam với người khuyết tật tại Hà Nội. Chương trình “Cánh bướm mùa xuân” không chỉ là dịp để kết nối tình thương gắn bó với người khuyết tật mà còn là cơ hội để các bạn sinh viên nước ngoài có những trải nghiệm thú vị với phong tục đón Tết cổ truyền của người Việt. Chương trình đã thu hút đông đảo các bạn trẻ là sinh viên, thanh niên tình nguyện Việt Nam và nước ngoài tham gia. Tại đây, các bạn trẻ được hòa mình cùng người khuyết tật vui các trò chơi đầy ý nghĩa như: Cùng nhau gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, cắt tỉa hoa, cùng nhau nhảy sạp… Bạn Hyun Woo - sinh viên tình nguyện người Hàn Quốc - chia sẻ: “Tôi được trải nghiệm cùng các bạn thật thú vị, chúng tôi học cách gói bánh chưng, cách têm trầu, rồi làm bánh, xích lại gần nhau và đặc biệt là xóa đi mọi khoảng cách từ những phận người sinh ra thiếu may mắn”.

Tổng hợp

Bài khác

Bài viết mới